VN Airlines - Hợp đồng khuất tất, thiệt hại hàng triệu đô la

VN Airlines - Hợp đồng khuất tất, thiệt hại hàng triệu đô la
TP - Về nguyên tắc, khi thuê máy bay Tổng Cty Hàng không Việt Nam được quyền thay thế các phụ tùng bị hỏng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo dưỡng máy bay có nhiều khuất tất...
VN Airlines - Hợp đồng khuất tất, thiệt hại hàng triệu đô la ảnh 1

VNA thiệt hại hàng triệu đô la từ hợp đồng bảo dưỡng máy bay

Trong nhiều năm qua, Tổng Cty Hàng không Việt Nam (VNA) thường xuyên ký hợp đồng bảo dưỡng máy bay với Cty EGAT Đài Loan.

Theo đó, EGAT Đài Loan có trách nhiệm bảo dưỡng định kỳ, cung cấp vật tư  thay thế cho đội máy bay B767 với giá trị hàng chục triệu USD.

Về nguyên tắc, khi thuê máy bay, VNA được quyền thay thế những phụ tùng cũ, hỏng hóc…không đảm bảo an toàn. Nhưng những phụ tùng thay thế đó phải đảm bảo chất lượng, có xuất xứ hàng hóa và không được sản xuất trước năm sản xuất máy bay đó.

Tuy nhiên, trong những hợp đồng bảo dưỡng này có nhiều khuất tất, gây thiệt hại tiền tỷ cho chính VNA.

Chuyện cá biệt!

Trường hợp một đơn vị như VN Airlines đã qua chín lần thanh tra kiểm tra mà cuối cùng vẫn có tiêu cực lớn thì quả là cá biệt. Rất nhiều đoàn thanh - kiểm tra và rất nhiều năm, nhiều lần mà vẫn còn tiêu cực thì ít thấy. Thế nhưng tôi cũng nói lại, nhiều cuộc thanh tra như thế mà đơn vị vẫn có chuyện thì phải rút kinh nghiệm thanh tra: chạy theo vụ việc không bao giờ phòng ngừa được.

Ông Tạ Hữu Thanh - phó Ban Kinh tế trung ương, nguyên Tổng thanh tra Nhà nước - nay là Thanh tra Chính phủ.

Hối lộ gián tiếp!

Thông tin từ các cơ quan báo chí gần đây cho biết VN Airlines cũng có nhiều suất cho con em một số vị quan chức đi học ở nước ngoài. Tôi cho đó cũng là một dạng của hối lộ, hối lộ gián tiếp!

ĐBQH Nguyễn Đức Dũng (Kontum)
(Theo Tuổi Trẻ)

Cụ thể, trong việc bảo dưỡng và thay thế phụ tùng của máy bay B767 VN - 761 thuê của hãng Ansentt. Trong thời gian khai thác tại Việt Nam đã được VNA thay thế nhiều thiết bị.

Tuy nhiên theo điều kiện trao trả máy bay thì có đến 135 thiết bị không đáp ứng do năm sản xuất máy bay là năm 2000, nhưng các thiết bị thay thế chủ yếu là được sản xuất từ năm 1995, 1996.

Nhiều thiết bị không có chứng chỉ về chất lượng. Kiểu thay thế thiết bị này cũng xảy ra với một số máy bay khác như: B767 số đăng ký VN-768, B767 số đăng ký VN-766…

Việc thay thế thiết bị, phụ tùng không tuân theo những quy định trong hợp đồng đã ký với bên cho thuê máy bay, dẫn tới thiệt hại hàng triệu USD. Bởi khi trao trả máy bay, VNA lại phải mua những phụ tùng mới, có nguồn gốc xuất xứ thì bên cho thuê mới nhận lại máy bay.

Sở dĩ để xảy ra tình trạng trên, do khi VNA ký kết những hợp đồng bảo dưỡng với Cty EGAT đã không gắn kết với các điều khoản quy định trong hợp đồng thuê máy bay, nên khi thay thế thiết bị vấn đề xuất xứ và chất lượng chưa được coi trọng.

Vì sao VNA lại có thể dễ dãi như vậy, khi thực hiện các hợp đồng bảo dưỡng máy bay? Đây là vấn đề thanh tra cần làm rõ. 

- Trong công văn 289/CHK-KHĐT ngày 8/3/2002 gửi Thủ tướng, Cục Hàng không dân dụng VN (HKDDVN) - Bộ Giao thông vận tải có kết luận về việc VN Airlines đã mua bốn chiếc máy bay Boeing 777 năm 2002 như sau: VN Airlines đã đưa về VN một loại máy bay không giống bất cứ máy bay nào trên thế giới... VN Airlines đã chọn động cơ PW - loại dành cho máy bay tầm trung cho 4 máy bay Boeing B777- 200ER để bay tầm xa.         

Bên cạnh bốn máy bay mua thì VN còn thuê sáu máy bay Boeing 777 khác. Và có một sự vô lý đến khó hiểu là giá VN Airlines thuê máy bay được tính theo phép lũy tiến tăng dần. Tức là càng thuê lâu thì giá càng cao và mỗi tháng tăng dần.   

 Theo Tuổi Trẻ

TGĐ Nguyễn Xuân Hiển đang làm việc với luật sư tại Pháp

Hiện TGĐ Nguyễn Xuân Hiển và ông Du - Trưởng phòng Pháp chế của VNA, đang gặp gỡ các luật sư tại Paris. Chiều 6/6, ông Hiển tiếp tục yêu cầu một lãnh đạo VNA sang Paris để giải quyết vấn đề này. Hiện nay, Toà phúc thẩm của Paris đã bác đơn xin không thi hành án vụ kiện này ở Pháp của VNA và yêu cầu VNA nộp vào tài khoản phong toả 5,2 triệu euro. Số tiền này đã được nộp, tuy nhiên toà án chưa cho thi hành án ngay vì VNA tiếp tục kháng cáo. Cũng thời điểm này, các luật sư đại diện cho VNA ở Pháp và Italia đang đề nghị Toà phúc thẩm Roma xem xét lại bản án của luật sư Liberati.

Theo Lao động

MỚI - NÓNG