VN nên có một Toà án Hiến pháp?

VN nên có một Toà án Hiến pháp?
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình giám sát một số vụ án thấy rõ ràng có oan sai, nhưng cơ quan toà án không chịu thừa nhận... Vậy, lúc này, ai sẽ là cơ quan phân xử?

- Theo tôi, Quốc hội phải có cơ quan chuyên trách giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng. Các tổ chức dân cử cũng cần có cơ quan chuyên trách làm việc này!

Ngoài ra, phải phát huy vai trò của cơ quan giám sát hiện có. Cơ quan nào thiếu nhân lực thì tăng cường thêm, cơ chế chưa phối hợp được thì bổ sung thêm! Cán bộ yếu, tiêu cực thì mình chấn chỉnh, thanh lọc dần đi! Chứ không thể bỏ các cơ quan đó để thành lập cơ quan giám sát mới thay thế.

Nếu thay cơ quan mới nhưng cơ chế quản lý giám sát con người không tốt thì vẫn xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Vấn đề là con người giống nhau cả, khác nhau ở chỗ làm thế nào cho anh không thể tham nhũng được, không thể có điều kiện tách mình ra khỏi giám sát của người khác. Anh không thể đứng trên pháp luật mà luôn luôn phải có tổ chức giám sát ràng buộc lẫn nhau!

* Theo ông, giám sát của Quốc hội, HĐND bấy lâu nay thực sự có hiệu quả không?

- Lâu nay giám sát ''bình bình'' tất cả! Anh thấy vấn đề phòng, chống tham nhũng quan trọng, cần thiết thì phải đầu tư, tăng cường cho các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp có bộ phận chuyên trách, chuyên sâu cái này. Chứ không phải bộ phận giám sát ''tràng giang đại hải''! Anh phải có bộ phận chuyên sâu để giám sát cơ quan thực thi pháp luật có làm đúng không? Nghe ngóng dư luận, xem chỗ này chỗ khác! Nếu như thấy có biểu hiện tiêu cực thì đột kích vào đó, làm rõ!

Ví dụ cơ quan kiểm toán, thanh tra xuống tỉnh, lúc đầu nêu lên vấn đề rất quan trọng nhưng sau lại thấy kết luận cuối cùng chẳng có vấn đề gì đáng kể! Người ta gọi là ''đầu voi đuôi chuột''. Lúc đầu tội to như thế nhưng qua quá trình làm việc, quan hệ, đi lại nhiều, con đường ''mafia'' là có thể!

Khi quyền lực trở thành bất hợp pháp

* Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả giám sát chỉ dừng ở việc kiến nghị, nhiều khi cơ quan nhận được kiến nghị lờ đi hoặc không thực hiện?

- Qua giám sát một số vụ án oan sai, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến nhưng toà án bảo là Hội đồng giám đốc thẩm đã biểu quyết! Mặc dù anh toà án bảo thủ, quyết như thế nhưng không có cơ chế cũng phải chịu! Nói đi nói lại như thế mà không được thì phải có cơ quan trên nữa quyết cái này. Người ta muốn có toà án Hiến pháp.

Bây giờ phải có tổ chức này mới có thể giám sát, phủ nhận quyền lực bất hợp pháp. Tôi nói thẳng, đó là những trường hợp quyền lực bất hợp pháp, vì anh được giao quyền lực đó nhưng anh làm sai! Cơ quan Quốc hội, dư luận phát hiện anh không sửa! Và nếu không sửa coi như Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cũng bất lực!

Muốn thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, phải thành lập tổ chức cao hơn để khi anh có kiến nghị, có cơ quan quyền lực xem xét.

Sẽ lập Uỷ ban Tư pháp giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng

VN nên có một Toà án Hiến pháp? ảnh 1
"ĐB chuyên trách có điều kiện nghiên cứu và tiếng nói  vô tư, khách quan và có trọng lượng hơn"

* Trước mắt Quốc hội đã giao cho Uỷ ban Pháp luật giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng. Cộng với Kiểm toán Nhà nước về với Quốc hội. Ông đánh giá hiệu quả giám sát phòng chống tham nhũng sẽ khả quan, tiến triển hơn?

- Tôi tin rằng sắp tới hoạt động của Quốc hội nói chung, chống tham nhũng nói riêng sẽ có định hình và tốt hơn! Còn tốt đến mức nào còn phụ thuộc vào quá trình đầu tư của Nhà nước đối với Quốc hội. Nếu như không bổ sung thêm đại biểu chuyên trách mà giữ như hiện nay cũng khó! Khi có chủ trương, luật đúng, tất cả đều đúng rồi nhưng phải có con người làm cái đó, có người thực hiện. Tôi chưa nói chất lượng con người nhưng phải có số lượng con người vào lĩnh vực này.

Dự kiến kỳ họp tháng 5-2006 (sau khi sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội), Quốc hội sẽ tách Uỷ ban Pháp luật hiện nay thành Uỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Pháp luật. Từ đó Uỷ ban Tư pháp này có điều kiện bổ sung thêm lực lượng và sẽ có chương trình hoạt động và cách thức đi sâu vào giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng hơn. Lâu nay Uỷ ban Pháp luật chỉ tập trung thẩm tra về luật, ít có điều kiện đi giám sát. Có chăng cũng chỉ đi được vài vụ việc chứ không thường xuyên được.

Được biết, nhiệm kỳ tới chuyên trách Quốc hội sẽ tăng gấp đôi đại biểu chuyên trách. Bởi vì đội ngũ các đại biểu chuyên trách có điều kiện nghiên cứu và tiếng nói  vô tư, khách quan và có trọng lượng hơn. Tin rằng Quốc hội có điều kiện thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng tốt hơn trên lĩnh vực giám sát, kiến nghị, đưa ra xem xét, xử lý những trường hợp mà quần chúng phát hiện.

MỚI - NÓNG