Vớt rác biển

Vớt rác biển
TP - Ông Phạm Năm, 70 tuổi, ở thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa (thành phố Quảng Ngãi) dù cụt một chân, vẫn ngày ngày chèo ghe trên cảng Sa Kỳ mưu sinh bằng vớt rác biển.

Những thứ ông Năm tìm vớt chủ yếu là túi ni long, chai nhựa. Mấy năm nay, biển xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, rác theo thủy triều dạt vào với đủ thứ phế liệu. “Vừa tranh thủ kiếm cá vừa nhặt phế liệu bán. Ở cảng này chỉ có mình tui với mấy người già đi nhặt rác thôi. Được cái, rác trên biển chẳng ai tranh giành chi”, ông Năm nói.

Hồi ông còn trẻ, ông vẫn dùng chiếc ghe để đi biển gần. Ông lại kể, hồi năm 1972, gia đình ông chạy nạn thì bất ngờ bị mìn nổ, khiến chân trái của ông bị cụt. “Hồi đầu cũng khó đi lại lắm, tôi dùng chân giả để tập đi, sau này nghĩ lại muốn đi biển. Tôi học cách ngồi lên thuyền, chiếc chân giả được tháo ra, bỏ một bên thuyền, để những lúc cần lên bờ thì lắp vào. Còn ở biển thì ngồi chèo thôi”, ông kể.

Khoảng 2, 3 năm gần đây, ông Năm bắt đầu nghĩ đến việc dọn rác trên biển kiếm tiền. Rồi cứ như thế, đều đặn mỗi ngày ông kiếm được vài chục ngàn đồng từ tiền bán rác biển.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.