Qua theo dõi vụ việc cô giáo ở trường tiểu học Bình Chánh (Long An) bị phụ huynh ép quỳ 40 phút, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho rằng, dư luận có lý do để phẫn nộ, giận dữ hướng đến cách hành xử của một số phụ huynh. Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chủ quản cũng đã lên tiếng, chỉ đạo xử lý vụ việc nhưng dường như câu chuyện đau lòng này vẫn chưa lắng xuống.
Dư luận phần lớn bức xúc theo hướng lên án đối với hành vi ép cô giáo quỳ gối như một cách trả thù, thỏa mãn tâm lý giận dữ của một số vị phụ huynh vì thương con, xót con. Không ít ý kiến của người lớn đồng thuận, chấp nhận việc giáo viên có quyền sử dụng các hình phạt với con em mình ở lớp học, miễn là với mục đích giáo dục bọn trẻ nên người.
“Sự việc vừa rồi, cá nhân tôi lại nhìn nhận theo hướng soi chiếu pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, quyền con người trong bối cảnh của nền giáo dục ở nước ta hiện nay. Tôi cứ nghĩ đến những em học sinh phải chịu hình phạt của cô giáo. Tôi quan tâm đến ánh mắt, suy nghĩ của những đứa trẻ khi chứng kiến cảnh cô giáo mình phải quỳ gối trong lớp học hôm ấy. Nó chẳng khác nào cả cô lẫn trò đang phải cùng gánh chịu một hình phạt còn ghê gớm hơn đòn roi, đó là bạo hành về tinh thần, ngược đãi về thể xác.
Cá nhân tôi nghĩ rằng, cho dù là ai, người lớn hay trẻ em, giáo viên hay học sinh phải quỳ gối trước bao nhiêu cặp mắt, tự nguyện hay ép buộc cũng là một hành động không thể chấp nhận được”, Phó giám đốc Sở Lao động tỉnh Phú Yên, phụ trách lĩnh vực trẻ em, bình đẳng giới và công tác xã hội về trẻ em nêu quan điểm.
Uỷ viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: Tại sao giáo viên sai và bị ép quỳ được xem là hạ nhục, vi phạm quyền con người, còn học sinh sai bị phạt quỳ trước mặt các bạn mình lại được dễ dàng chấp nhận? Cùng một hành vi nhưng một cái được gọi là trừng phạt, một cái thì gọi là xử phạt, một bên được xem là nạn nhân, một bên thì không.
“Tôi cho rằng, cần phân định rạch ròi và công tâm giữa hình thức xử phạt tích cực với trừng phạt tiêu cực. Nếu không khéo sẽ dẫn đến sự xung đột về quyền con người trong lĩnh vực giáo dục và cả những lĩnh vực khác có liên quan đến trẻ em.”, đại biểu Hiền nói.
Thứ nữa, nếu như giáo viên kia là một thầy giáo, liệu có bị phụ huynh tạo sức ép phải quỳ gối 40 phút như vậy không?
“Tôi thật sự xót xa khi được biết rằng, cô giáo ấy vừa đi làm lại sau kỳ nghỉ chế độ thai sản. Tôi khẳng định rằng, đó không phải là một câu hỏi thừa. Những sự việc xảy ra gần đây cho thấy rằng, ở đâu đó trong xã hội này, sự vô cảm, phân biệt đối xử về giới vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận người dân. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu trong ngành giáo dục vẫn tồn tại việc nữ giới vẫn mặc nhiên là đối tượng yếu thế.
Một nền giáo dục nhân bản văn minh, một xã hội hiện đại thượng tôn pháp luật mà vẫn ngang nhiên tồn tại phương cách giáo dục nhiều nghịch lý, giữa hiểu biết pháp luật và hành xử, giữa nhận thức và hành động, không lấy con người làm trung tâm thì chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm giáo dục vô cùng tồi tệ”, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho hay.
Phùng Hoài Ngọc
Cô Hiền nói nước đôi chán chết đi được. Cô không hiểu nghề dạy học. Cả lóp bị phạt quỳ tâp thể các em thấy rất vui
Thích Trả lời
Quốc Lê
Tôi đồng ý với ý kiến của ông Quốc Thái
Thích Trả lời
Tran hai
Thử hỏi ông luật sư phụ huynh này có đi học không? Ông quyên mất mình cũng đi học hay ông đang nghĩ mình có quyền quát công dân, thật lố bịch! Nay mai con ông lớn lên mà biết phụ huynh của mình đối xử với thầy cô giáo như thế thì chui vào đâu?
Thích Trả lời
Lại Quốc Tĩnh
Mấy ngày nay báo chí liên tục đưa tin về việc một cô giáo ở Long An bị phụ huynh học sinh bắt quỳ gối 40 phút trước mặt nhiều người. Theo tôi nghĩ việc dạy bảo uốn nắn học sinh cho thành người là việc chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội, việc cô giáo có dùng một vài biện pháp gọi là “quân sự” như bắt quỳ, đứng úp mặt vào tường… (là cần thiết với từng trường hợp cụ thể), cũng chỉ là mong các con ngoan hơn, không đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tâm lý tiêu cực gì cho học sinh mà chỉ làm cho học sinh đó nhận thức là mình chưa ngoan, không ngoan, thậm chí hư lên bị cô giáo phạt từ đó sẽ ý thức hơn, lần sau bớt hư… và từ đó hình thành nhân cách học sinh chuẩn mực hơn, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Ở trường hợp cụ thể tại trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, đáng ra khi nghe con nói bị cô giáo bắt quỳ gối phụ huynh cần hỏi xem lý do tại sao, tìm hiểu ngọn nguồn, gặp riêng cô giáo để trao đổi trên tinh thần thẳng thắn nhưng không lên cho học sinh biết về việc phụ huynh đi gặp cô giáo để phản ảnh, dù gì thì cũng không được bênh con ra mặt như vậy các con sẽ cậy thế hư hơn và khó dạy bảo hơn. Triết lý giáo dục bây giờ có thể khác với thời chúng tôi ngày xưa thì phải và cũng chẳng biết là triết lý giáo dục giờ là đúng hay xưa kia là đúng, thật khó quá… Ngày xưa việc các thầy các cô dùng thước gỗ, thước tre… đánh vào tay học sinh, vào mông học sinh, bắt quỳ gối cuối lớp, úp mặt vào tường… là chuyện bình thường, nhưng thế hệ chúng tôi làm sao dám về mách phụ huynh (thậm trí còn giấu kín). Nếu chẳng may phụ huynh biết mình không ngoan, chưa ngoan bị thầy cô đánh, phạt có thể tối hôm đó về còn bị thêm một trận đòn nữa còn nặng tay hơn nhiều! Vậy mà thế hệ chúng tôi và nhiều thế hệ Cha, Anh trước nữa tôi thấy cơ bản rất ngoan, hiếu kính với cha mẹ, sống trách nhiệm với bản thân, với mọi người, với làng xóm và đặc biệt có một tình yêu nước nồng nàn với tinh thần dân tộc cao cả. Quay trở lại vấn đề hôm nay, khi các con hơi bị phạt một chút ở trường các bậc phụ huynh đã bênh con ngay, gây sức ép cho giáo viên và nhà trường vậy hỏi rằng thầy cô nào dám uốn nắn học sinh nữa, các em học sinh nhất là học sinh tiểu học như những cây măng non cần phải uốn nắn kịp thời mới mong lớn lên thành cây tre ngay thẳng được. Còn, cứ “đụng” đến học trò là phụ huynh vào trường gây áp lực với nhà trường giáo viên thì rõ ràng chúng ta đang bắt thầy cô thỏa hiệp cùng cái xấu, cái chưa đẹp của học trò. Đừng để thầy cô những kỹ sư tâm hồn mà luôn phải “sống trong sợ hãi”. Lúc nào cũng phải sợ sệt. Sợ Ban Giám hiệu, sợ thanh tra, sợ sự thật, sợ phụ huynh và sợ cả học trò. Việc các thầy các cô vừa dạy học vừa đề phòng như thế thì hỏi sao càng ngày chúng ta càng chứng kiến nhiều cái ác, cái xấu xảy ra ở khắp mọi nơi…. Đã đến lúc chúng ta phải xem lại triết lý giáo dục để nền giáo dục nước nhà tạo ra được nhiều những con người giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng phải đẹp về tâm hồn và nhân cách như thế mới hy vọng đưa Việt Nam sánh bước cùng năm châu bốn biển!
Thích Trả lời
Quốc Thái
Đề nghị truy tố phụ huynh côn đồ đó trước pháp luật.
Thích Trả lời