Vụ PMU 18: Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cần nhận trách nhiệm

Vụ PMU 18: Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cần nhận trách nhiệm
"Tôi không tán thành với Bộ trưởng Võ Hồng Phúc rằng vụ PMU18 là trách nhiệm tập thể của Chính phủ " - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách Quốc hội Tào Hữu Phùng bức xúc bày tỏ.
Vụ PMU 18: Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cần nhận trách nhiệm ảnh 1
Vấn đề ODA đã làm nóng diễn đàn Quốc hội, sáng nay

Vốn ít đăng đàn trước QH, nhưng sáng nay bài phát biểu đầy "chất lửa" kéo dài 12 phút của ông Tào Hữu Phùng về sử dụng, phân bổ, giám sát vốn ODA đã khiến không ít Bộ trưởng phải nhấp nhổm khó yên.

Trong vòng vây của báo chí giờ nghỉ giải lao, ông Phùng vẫn chưa hết bức xúc khi đề cập đến trách nhiệm của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

Nhiều đại biểu phát biểu tại Quốc hội sáng nay tỏ ý chưa hài lòng với báo cáo của Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn (đặc biệt là vốn ODA) do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trình bày. Bản thân ông chưa hài lòng ở điểm nào?

Theo tôi, Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa dũng cảm nhận trách nhiệm về phần mình. Nghị định 17 đã nói rất rõ, trong quản lý vốn ODA có trách nhiệm của 6 bộ. Trong đó, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì trong vận động, phân phối, thẩm định, đánh giá hiệu quả vốn ODA. Nếu quy trách nhiệm chung của Chính phủ là không đúng, phải có trách nhiệm của từng bộ. Luật Ngân sách cũng đã quy định rất rõ trách nhiệm của từng bộ.

Trả lời báo chí hôm qua, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho rằng, trách nhiệm chính trong vụ PMU 18 là của Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ giám sát tổng hợp, ý kiến ông thế nào?

Đúng, trách nhiệm chính, trực tiếp trong vụ việc này là của Bộ Giao thông. Nhưng Bộ Kế hoạch Đầu tư phải chịu trách nhiệm chung về nguốn vốn ODA, từ vận động, phân bổ, kiểm tra giám sát. Bộ Kế hoạch Đầu tư còn có khuyết điểm là cơ quan xây dựng đề án mẫu về các Ban quản lý dự án (PMU). 

Tôi không tán thành với anh Phúc (Bộ trưởng Võ Hồng Phúc) là vụ PMU18 là trách nhiệm tập thể của Chính phủ. Trong 6 bộ thì Bộ Kế hoạch Đầu tư là tổng tham mưu cho Chính phủ, trách nhiệm rất rõ ràng. Trước những vấn đề bức xúc như thế này, thái độ cầu thị chịu trách nhiệm trước Quốc hội là hết sức quan trọng.

Như vậy, liệu có thể hiểu là Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư đã thoái thác trách nhiệm?

Sáng 16/5, trong vòng vây của báo chí, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc gần như phủ nhận trách nhiệm cụ thể của bộ này trong vụ PMU 18. Theo ông, Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ giám sát tổng hợp. Với trách nhiệm quản lý trực tiếp, Bộ Giao thông phải là cơ quan phát hiện đầu tiên vụ tiêu cực.

"Đây là trách nhiệm chung của Chính phủ và từng bộ, từng ngành đều phải có trách nhiệm. Tôi đã đọc kỹ bài của ông Tào Hữu Phùng và cho rằng, ông Phùng nói khá chính xác.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Kế hoạch Đầu tư thấy phải xem lại tất cả các khâu trong việc giám sát. Tôi xin nói lại là Bộ Kế hoạch Đầu tư chỉ có vai trò giám sát và kiểm tra (trong việc triển khai thực hiện vốn ODA), còn đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp của dự án phải chịu trách nhiệm" - Ông Võ Hồng Phúc nói -          Nguồn VnExpress

Tôi không dám nói là anh Phúc thoái thác, nhưng các bạn đã thấy đấy, hôm nay Quốc hội đã phản ứng với báo cáo về quản lý vốn ODA. Chúng ta phải công tâm, luật đã quy định rõ trách nhiệm. Vậy Bộ Kế hoạch Đầu tư phải kiểm điểm những việc được giao, anh thực hiện đến đâu, chứ không phải lôi cả tập thể Chính phủ vào.

Hôm qua, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói rằng, lực lượng thanh tra của bộ quá mỏng, có vài chục người...

Vấn đề thực thi như thế nào là thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Quốc hội là người phê chuẩn anh làm Bộ trưởng, Quốc hội chỉ "gõ" anh với tư cách là người đứng đầu. Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về quản lý nhà nước trên toàn bộ lĩnh vực được giao quản lý. Quốc hội chỉ biết là nếu Bộ trưởng không hoàn thành trách nhiệm thì phải nghiêm túc kiểm điểm.

Trong trường hợp Bộ trưởng không hoàn thành trách nhiệm thì Quốc hội sẽ "gõ" như thế nào?

Thì phải kiểm điểm để Quốc hội xem xét. Quốc hội có cơ chế rồi, nếu Bộ trưởng không hoàn thành trách nhiệm thì có thể xem xét bỏ phiếu tín nhiệm. Như các nước, khi thấy khuyết điểm thì người ta từ chức ngay, rất nhẹ nhàng.

Nhưng mọi việc cũng không thể "gõ" cả vào Chính phủ. Với là tư cách là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Ngân sách - cơ quan có trách nhiệm giám sát việc quản lý vốn trong đó có ODA - ông thấy trách nhiệm thế nào ?

Tôi cũng nói thẳng là giám sát của Quốc hội, cụ thể là Uỷ ban Kinh tế Ngân sách cũng chưa quan tâm đúng mức, chưa giám sát sâu về vốn ODA. Vừa qua, Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội cũng đã có giám sát về vốn ODA. Thời gian tới Quốc hội cần phải giám sát kỹ, chuyên đề hơn và có văn bản thể chế về vấn đề này. Tôi đã đề nghị trước Quốc hội phải có luật, pháp lệnh về quản lý ODA. Hiện nay có quá nhiều đầu mối quản lý.

Theo Vnexpress

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.