Vụ TT tài chính Điện lực: Bộ Xây dựng 'đá' lại chính mình

Vụ TT tài chính Điện lực: Bộ Xây dựng 'đá' lại chính mình
TP- Việc Tập đoàn điện lực Việt Nam thực hiện dự án Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực (Hà Nội) với những chỉ tiêu cơ bản được Bộ Xây dựng “chấp thuận” đã đi ngược lại tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ.

>> TT Tài chính Thương mại Điện lực được 'phù phép' cao gấp đôi!?

Vụ TT tài chính Điện lực: Bộ Xây dựng 'đá' lại chính mình ảnh 1
Chỉ cần chồng thêm 2 tầng nữa thôi, phố Đinh Tiên Hoàng sẽ nặng trĩu bê tông, Hồ Gươm giảm phần thơ mộng

Có thể thấy Hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận đã được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Trong các văn bản của Bộ Chính trị, Chính phủ... chỉ đạo, góp ý cho việc quy hoạch Thủ đô đều đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ giữ gìn cảnh quan khu vực Hồ Gươm.

Trước khi Quy hoạch chi tiết khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận được Bộ Xây dựng phê duyệt tại QĐ số 448 ngày 3/8/1996, thành phố Hà Nội đã gửi văn bản đến nhiều cơ quan Nhà nước, Chính phủ xin ý kiến đóng góp.

Và tại tất cả các văn bản đóng góp đều toát lên tinh thần cần bảo tồn và giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa thiêng liêng xung quanh Hồ Gươm cũng như quyết tâm bảo vệ những giá trị này.

Tại thông báo số 72 ngày 26/5/1994 của Bộ chính trị “Ý kiến của Bộ Chính trị về một số vấn đề quy hoạch, xây dựng Thủ đô Hà Nội” nhấn mạnh yêu cầu, khi quy hoạch cần phải hết sức giữ gìn và tôn tạo những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, độc đáo của Hà Nội, nhất là các hồ lớn.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng chỉ đạo chú trọng giải quyết các vấn đề hạ tầng như cấp điện, nước, mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc, đặc biệt là giao thông là vấn đề vừa quan trọng vừa phức tạp.

Bộ Chính trị cũng tán thành với định hướng quy hoạch chi tiết khu vực phố cổ, phố cũ, khu vực Hồ Gươm... Hơn thế, Bộ Chính trị đã đặt tầm quan trọng của việc quy hoạch xây dựng khu vực Hồ Gươm tương tự như đối với quy hoạch  khu vực Lăng Bác.

Tiếp đó, ngày 22/3/1995, chính Bộ Xây dựng cũng thông báo ý kiến của Bộ về quy hoạch chi tiết khu vực hồ Hoàn Kiếm, khẳng định: Quan điểm chủ yếu đối với quy hoạch chi tiết hồ Hoàn Kiếm là nhằm bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, dáng dấp cổ kính, các di tích văn hóa lịch sử truyền thống, các công trình hiện có giá trị.

Bộ Xây dựng cũng đưa ra tiêu chí: Các công trình xây dựng phải đảm bảo thông thoáng với mật độ xây dựng trung bình trong toàn khu vực không được quá 50% tổng diện tích đất; Các công trình mới phải đảm bảo không quá tải so với khả năng có thể đáp ứng của mạng lưới các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và không gây ùn tắc giao thông toàn khu vực.

Bộ Xây dựng cũng chỉ chấp thuận: Công trình thương mại dịch vụ, hệ số sử dụng đất  3,5 lần; Cơ quan là 2,5 lần.

Và người đi sau bỏ

Có thể thấy việc cho ra đời bản quy hoạch chi tiết khu vực Hồ Gươm (theo QĐ 448) là kết tinh trí tuệ của nhiều cơ quan chức năng, ý chí, nguyện vọng của Đảng và nhân dân.Và vì lẽ đó, bản quy hoạch này cần phải được các thế hệ sau thực hiện triệt để.

Thế nhưng, tiếc rằng thay vì bảo tồn, giữ gìn khu vực Hồ Gươm, UBND TP Hà Nội tại thông báo số 71, ngày 20/3/2007 lại “chấp thuận về nguyên tắc” đề nghị của EVN về dự án Trung tâm tài chính thương mại Điện lực.

Hơn thế, UBND TP Hà Nội còn nhiệt tình đến mức: “Thống nhất chủ trương di chuyển trụ sở tiếp công dân của thành phố và khách sạn Hưng Long trên phố Lý Thái Tổ để thực hiện dự án”...

Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng mở đường cho việc phá vỡ quy hoạch được duyệt bằng chỉ đạo: “EVN có trách nhiệm liên hệ với các ngành chức năng của thành phố để được hướng dẫn hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đề xuất phương án bồi thường cho các chủ công trình không thuộc tập đoàn”...

Còn Bộ Xây dựng, tại Thông báo số 200 ngày 20/7/2007 đã đưa ra những quan điểm “phủ nhận” những quy định được chính Bộ Xây dựng xây dựng trước đó đưa ra.

Các thông số về chỉ tiêu quy hoạch đã được Bộ Xây dựng phóng tay quá mức. Cụ thể, mật độ xây dựng theo quy hoạch là 64%, Bộ Xây dựng cho phép từ 65-70%; Hệ số sử dụng đất từ 2,39 được “nâng” lên 4-4,5 lần.

Đặc biệt chiều cao được Bộ Xây dựng phóng tay cho phép cao gấp đôi so với quy định (từ 24m cho phép lên 54m). Không biết Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu để đưa ra các con số này. 

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.