Vừa cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội, vừa chờ quy hoạch

Nhiều khu chung cư Hà Nội có tuổi thọ trên 50 năm
Nhiều khu chung cư Hà Nội có tuổi thọ trên 50 năm
TP - Chính phủ yêu cầu, đến năm 2015 phải hoàn thành việc xây dựng, cải tạo các chung cư cũ. Tuy nhiên, việc xây dựng, cải tạo ở Hà Nội diễn ra chậm, khiến nhiều người dân lo lắng.
Nhiều khu chung cư Hà Nội có tuổi thọ trên 50 năm
Nhiều khu chung cư Hà Nội có tuổi thọ trên 50 năm . Ảnh: Phạm Yên

Rậm rịch triển khai từ năm 2008, nhưng đến nay nhiều khu chung cư ở Giảng Võ (Ba Đình) vẫn gần như án binh bất động. Tập thể B6, C7 Giảng Võ là một trong những khu chung cư khởi công sớm nhất. Tuy nhiên, cả hai dự án này đều đang dở dang và chưa xác định được thời gian hoàn thành.

Nhiều hộ dân thuê phòng ở tạm tại tập thể nhà A6 Giảng Võ đang lo lắng vì thời hạn họ được nhà đầu tư hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng trong vòng 2 năm (thời gian thực hiện dự án) sắp hết.

“Theo kế hoạch, dự án cải tạo khu chung cư C7 Giảng Võ sẽ hoàn thành trong 2 năm. Đã khởi công hơn một năm nhưng dự án vẫn còn ngổn ngang và chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Với đồng lương hưu ít ỏi, không biết gia đình tôi sẽ lấy gì để đi thuê nhà tiếp”, ông Nguyễn Văn Toán, ở tập thể C7 nói.

Trong khi đó, hàng trăm hộ dân ở tập thể Trung Tự (Đống Đa) sống trong nỗi lo nhà sập. Biết thành phố có chủ trương cải tạo, xây mới nên nhiều hộ dân ở đây hơn năm qua không dám tu sửa. Nhà xây đã lâu, cơ sở hạ tầng như điện nước, cầu thang… đều xuống cấp.

“Cuối năm 2009, một số đơn vị đến khảo sát, đo đạc rồi thông báo khu chung cư sắp được cải tạo. Tuy nhiên, từ đó đến nay, mọi việc chìm trong im lặng. Chúng tôi đã hỏi đại diện phường, quận nhưng họ chỉ nói là đang chờ chủ trương của thành phố”, bà Trần Thị Tình, một người dân ở dãy nhà D7 Trung Tự, phản ánh.
Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có trên 20 khu chung cư, tập thể có tuổi đời trên dưới 40 năm, như Giảng Võ, Văn Chương, Nguyễn Công Trứ, Thành Công, Vĩnh Hồ, Nghĩa Tân, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Liên...

Do chưa có quy hoạch, các thủ tục đền bù, bố trí tái định cư chưa nhận được sự thống nhất cao từ phía người dân nên hầu hết dự án xây mới, cải tạo vẫn dậm chân tại chỗ. Một số dự án đã khởi công như nhà I1 - I2 - I3, nhà C1 Thành Công, C7, B6 Giảng Võ, B4, B14 Kim Liên… đang phải vừa triển khai vừa chờ quy hoạch.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, lý giải, thành phố Hà Nội có chủ trương hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong khu vực trung tâm nên kế hoạch cải tạo chung cư cũ cũng phải tạm dừng để chờ quy hoạch.

“Ngoài nguyên nhân người dân chưa chịu di dời để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, thành phố chưa có quy hoạch chung cũng là nguyên nhân làm các dự án chưa thể triển khai theo kế hoạch”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, đa số dự án cải tạo chung cư cũ đang được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, vì vậy hạn chế tầng cao cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn các tầng bên dưới, không gian để kinh doanh hoàn vốn.

“Để tháo gỡ khó khăn này và đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, thành phố nên tạo quỹ đất ở nơi khác cho doanh nghiệp, cùng với đó khuyến khích người dân ra ngoại thành bằng việc cấp thêm diện tích nhà ở cho họ”, ông Tuấn đề xuất.

Về việc các dự án cải tạo treo đang chờ quy hoạch, ông Tuấn cho biết, Sở Xây dựng đang rà soát những khu chung cư xuống cấp nhất để xin kinh phí thành phố gia cố, chống đỡ tạm thời để người dân sinh sống. Về lâu dài khi chủ trương đã thống nhất và có quy hoạch rõ ràng, sẽ bắt tay vào cải tạo đồng bộ.

Nghị quyết 34 của Chính phủ yêu cầu, đến năm 2015 phải hoàn thành việc xây dựng, cải tạo chung cư đã hỏng, xuống cấp, hết niên hạn sử dụng ở các đô thị trên cả nước. Đối với chung cư bị hư hỏng nặng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, cần có biện pháp di dời ngay các hộ dân đang sinh sống để thực hiện phá dỡ, xây dựng lại. 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.