Vùng biển hai tiêm kích Su-22 gặp nạn dày đặc san hô

Tàu kiểm ngư tại hiện trường tìm tiêm kích Su-22.
Tàu kiểm ngư tại hiện trường tìm tiêm kích Su-22.
Hai máy bay Su-22 rơi ở vùng biển sâu 32 m, dòng chảy mạnh, đáy biển dày đặc san hô nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn, dù lực lượng được tăng cường.

Sau 10 giờ liên tục dò tìm, đến chiều nay (19/4), các lực lượng cứu hộ đã xác định được tọa độ tiêm kích Su-22 rơi. "Do vùng biển ở độ sâu 32 m, dòng chảy mạnh, khu vực đáy biển - nơi phát hiện phần đuôi Su-22 - dày đặc san hô nên công tác tìm kiếm gặp nhiều khó khăn”,

thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân cho biết.

Ngoài các tàu gắn thiết bị quét, dò tìm kim loại, lực lượng tìm kiếm tăng cường thêm các tàu Kiểm ngư KN-782 của Chi đội Kiểm ngư 4, Biên vẽ Bản đồ và Nghiên cứu Biển của Quân chủng Hải quân (Đoàn 6), tàu 884 với 886 của Đoàn Đo đạc. Các tàu chưa tham gia nhiệm vụ phải ở ngoài vùng tìm kiếm 5 hải lý, tạo điều kiện cho tàu quét kim loại hoạt động. Sở chỉ huy được lập trên tàu Kiểm ngư 781 ngay trên vùng biển Phú Qúy để trực tiếp giám sát, chỉ đạo các lực lượng phối hợp nhịp nhàng công tác dò tìm dưới đáy biển cũng như trục vớt, cứu hộ.

Ông Nguyễn Phùng (ngụ huyện đảo Phú Quý, thuyền trưởng tàu cá 828) - người nhận nhìn thấy hai máy bay rơi - cho biết, mấy ngày qua lực lượng tìm kiếm đã liên lạc với ông để xác định vị trí, bối cảnh, thực trạng hiện trường trước và sau máy bay rơi.

"Lúc đó tôi nghe tiếng vù vù của động cơ rồi máy bay rớt xuống biển, nước bắn lên hàng chục mét. Chưa hoàn hồn thì lại thấy một chiếc khác rơi. Hai máy bay rơi cách nhau chừng 3 phút, cách xa khoảng 2 km. Trong đó một chiếc chúi đuôi xuống, tôi không thấy phi công nhảy dù", ông Phùng nói.

Trung tá Nguyễn Trường Thanh, Đồn phó nghiệp vụ - Đồn biên phòng huyện Phú Qúy (Bình Thuận) cho hay, đến 16h, công tác tìm kiếm hai máy bay và các phi công mất tích vẫn diễn ra khẩn trương. Thời tiết ở hiện trường khá thuận lợi. Về thông tin hai phi công đã nhảy dù ra ngoài, theo ông Thanh, vẫn chưa xác định nhưng với tình huống xảy ra thì khả năng này là khó có thể.

Trao đổi với phóng viên, đại tá Đỗ Hồng Đó - Chính ủy Vùng 3 cảnh sát biển (Bà Rịa - Vũng Tàu) - cho biết thêm, tàu cứu hộ, cứu nạn 9001 công suất lớn của Cảnh sát biển Vùng 3 được điều động tham gia cẩu kéo và chứa các vật thể nặng sau khi trục vớt các bộ phận của Su-22 từ đáy biển.

Sở chỉ huy được lập trên tàu Kiểm ngư 781 ngay trên vùng biển Phú Qúy, nơi từng phát hiện phần đuôi Su-22 để trực tiếp giám sát, chỉ đạo các lực lượng phối hợp nhịp nhàng công tác dò tìm dưới đáy biển cũng như trục vớt, cứu hộ.

Trong ngày 18/4, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn công tác có mặt tại hiện trường trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn. Một số bộ phận của hai máy bay gặp nạn tiếp tục được phát hiện. Các “người nhái” đã phát hiện và kéo lên mặt nước được một thùng dầu phụ, khung nắp buồng lái của máy bay. Các chiến sĩ cũng đã tiếp cận vật thể  nghi là bộ phận của thân máy bay dưới đáy biển.

Trước đó, ngày 16/4, biên đội 2 máy bay Su-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11h35. Khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20 km.

Hai phi công gặp nạn gồm trung tá Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), Phó trung đoàn trưởng trung đoàn 937, Sư đoàn 370, lái máy bay số hiệu 5857 và đại úy Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370) điều khiển máy bay 5863.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.