Xã Hòa Bình, tỉnh Kon Tum: sống chung với... bụi

Xã Hòa Bình, tỉnh Kon Tum: sống chung với... bụi
TP - Xã Hòa Bình (tỉnh Kon Tum) là khu vực có nhiều mỏ đá. Việc khai thác, chế biến đá ở đây đang gây nhiều bức xúc cho người dân, bởi hàng ngày họ đang phải sống chung với... bụi.

Hàng chục hộ gia đình ở thôn 9 xã Hòa Bình đã nhiều năm nay phải chịu sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, con đường chạy ngang qua nhà họ, bất kể ngày đêm đều bị những chiếc xe tải hạng nặng... giày xéo!

Mùa mưa đến thì lầy lội như... ruộng, mùa khô thì bụi bẩn bay mù mịt.

Ông Bùi Tâm (người dân sống trong môi trường này) bức xúc: “Nhà tôi luôn ngập tràn trong bụi, vừa quét dọn xong xe chạy qua nhà lại lấm láp bụi trở lại... cả nhà thường mắc bệnh đau mắt vì bụi bẩn”.

Hàng chục hộ dân của xã Hòa Bình quá bức xúc đã nhiều lần gửi đơn thư đến các cấp chính quyền kêu cứu, thậm chí họ đã dùng cây gỗ chôn xuống đường nhằm hạn chế không cho xe tải qua lại. Không ít lần họ ra ngăn chặn giữ xe, không cho xe lưu hành và đã xảy ra xô xát làm mất an ninh, trật tự tại địa bàn.

Khu vực thôn 9 được Xí nghiệp xây dựng Công trình Hòa Tâm và Cty xây dựng 507 sử dụng làm nơi để xay và nghiền đá. Trước mặt chúng tôi là những ụ đá đã được chế biến, chất cao như... núi!

Hàng chục chiếc xe máy đủ các loại đang hoạt động rầm rập, vang động cả công trường. Đằng sau những chiếc máy đang sản xuất là những vệt bụi kéo dài hàng trăm mét, tựa như con rồng trắng đang là là bay vào khu vực dân cư, đồng thời cả một cánh đồng rộng lớn đã bị bụi nhuốm màu bạc trắng.

Theo chúng tôi, các trạm nghiền đá này được đặt quá gần khu dân cư, nên trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi tình trạng khói bụi và thực tế người dân đã phải lãnh đủ mọi bụi bẩn này!

Các ngành chức năng tỉnh Kon Tum cần sớm có giải pháp khắc phục, làm sao sản xuất phải đảm bảo an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người dân trong vùng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.