Xác định chiến lược, tạo sức bật mạnh sau khủng hoảng COVID-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
TPO - Kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải xác định chiến lược áp dụng kinh tế số, chiến lược số ở Việt Nam, cơ cấu lại quản trị, tổ chức lại sản xuất. Nếu làm được thì sẽ có sức bật mạnh sau khủng hoảng.

Ngày 4/9, kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đến nay, cơ bản dịch COVID-19 đã được kiểm soát, cho phép chúng ta khởi động lại các hoạt động kinh tế-xã hội, trừ một vài khu vực nhỏ lẻ. “Sức khỏe của nền tài chính Việt Nam được đánh giá tốt và hoàn toàn có thể vượt qua tác động của COVID-19”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy vậy, Thủ tướng cũng chỉ ra một số rủi ro, thách thức đối với phát triển kinh tế như tiêu dùng còn chưa phục hồi. Sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn. Thu hút vốn FDI có tiến bộ, đạt được gần 20 tỷ USD nhưng có hiện tượng chững lại, giảm so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, hoạt động doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 8 có tăng lên so với tháng trước nhưng lũy kế 8 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ. Số việc làm tạo mới giảm 16,5%.

Từ đó, Thủ tướng yêu cầu cần điều hành chủ động, linh hoạt, tiếp tục nghiên cứu chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kích thích kinh tế nhưng phải bảo đảm ổn định vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát như mục tiêu đề ra. Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản nợ hiện có. Đẩy mạnh xuất khẩu gắn với phát triển mạnh thị trường trong nước.

Theo Thủ tướng cần phải xác định chiến lược áp dụng kinh tế số, chiến lược số ở Việt Nam, cơ cấu lại quản trị, tổ chức lại sản xuất, “nếu làm được thì sẽ có sức bật mạnh sau khủng hoảng”. “Một chữ V trong phát triển đang chờ đợi chúng ta nếu biết tổ chức trong công việc”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh phương pháp và phương thức phát triển, nhất là tập trung vào những lĩnh vực mang tính thời đại như chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó đẩy mạnh hơn xây dựng một nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước.

“Phải đề cao nội lực, chú ý thị trường nội địa với 100 triệu dân. Không chỉ chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phải đặc biệt quan tâm đến những doanh nghiệp lớn, đầu đàn có khả năng dẫn dắt và lan tỏa”, Thủ tướng lưu ý.

Theo công bố mới đây của tạp chí The Economist, Việt Nam đứng trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Một số định chế tài chính lớn nhận định nếu phấn đấu tốt, Việt Nam có thể tăng trưởng 2-3%.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.