Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn:

Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
TP - Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong về “Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết : Mục tiêu của Đề án nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của hệ thống báo chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí, tiến đến xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Trao đổi với báo giới cách đây ít hôm, ông có cho biết một trong những định hướng của đề án là sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan báo chí hoạt động kém hiệu quả, mục tiêu của việc tổ chức, sắp xếp lại là gì, thưa ông?

Phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của hệ thống báo chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí, tiến đến xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, nâng cao dân trí và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí, góp phần nâng cao quyền làm chủ của nhân dân đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Theo đó, việc sắp xếp theo hướng những cơ quan báo chí hoạt động kém hiệu quả thì không nên tiếp tục tồn tại.

Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo; sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của nhà nước; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ cho các cơ quan báo chí, tạo bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ của hệ thống báo chí cả nước.

Xây dựng cơ chế chính sách, quy định tự chủ về tài chính tạo điều kiện phát triển hệ thống báo chí theo hướng: Nhà nước không bao cấp hết, khuyến khích các cơ quan làm tốt, lành mạnh trong tự chủ tài chính nhưng không buông quyền chỉ đạo quản lý ...

Trong đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” có xác định, báo điện tử và mạng xã hội là những hình thức truyền thông chủ lực trong tương lai. Thời gian qua, nhiều báo điện tử phát triển theo hướng xa rời tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, ông có thể cho biết việc quy hoạch báo điện tử sẽ ra sao? Giải pháp được đề xuất trong quy hoạch để tăng cường kiểm soát, giám sát loại hình báo chí này?

Đối với báo điện tử, được xác định là loại hình báo chí quan trọng trong tương lai, Đề án khuyến khích phát triển các báo điện tử đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định về đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Để tăng cường kiểm soát, giám sát loại hình báo chí này đề án cũng đưa ra phương án xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ để quản lý tốt, đảm bảo việc cung cấp thông tin trên mạng lành mạnh, hữu ích. Tăng cường an ninh thông tin, an toàn thông tin, chủ động thông tin để giảm thiểu những thông tin độc hại, xuyên tạc trên mạng.

Với loại hình báo in và tạp chí, trong quy hoạch có định hướng như thế nào? Với truyền hình và phát thanh thì quy hoạch ra sao, thưa ông?

Đối với loại hình báo in, trước tình trạng phần lớn độc giả chuyển sang đọc tin tức trực tuyến, nhiều cơ quan báo in phải được bao cấp, lãng phí nguồn lực tài chính và chất lượng nội dung kém nên phương án của đề án đưa ra là sắp xếp, tổ chức lại một cách khoa học, hợp lý. 

Quy hoạch cụ thể thế nào sau khi được thông qua chúng tôi sẽ công bố. Riêng đối với truyền hình, đề án quy hoạch cũng đưa ra 3 phương án. Đối với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã có phương án sáp nhập vào VOV phục vụ cho kênh truyền hình Quốc hội. Lộ trình sáp nhập sẽ được tiến hành trong thời gian tới sau khi các bên ngồi lại và có đề án cụ thể để trình Chính phủ.

Xin cảm ơn Thứ trưởng đã trả lời phỏng vấn!

Thưa ông, Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và những người làm báo, ông có thể chia sẻ lộ trình xây dựng đề án tính đến thời điểm này?

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị tại Công văn số 7959-CV/VPTW ngày 23/5/2014 về việc thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đối với Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện Quy hoạch và tổ chức hai hội nghị tiếp thu ý kiến kết luận của Bộ Chính trị vào các ngày 3 và 19-20/7/2014, với sự tham gia của đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Thành ủy Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Hội Nhà báo Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ngày 25/8/2014, Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Tờ trình báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo. Ngày 6/10/2014, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã họp cho ý kiến đối với nội dung Đề án. Ngày 11/10/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông thừa ủy quyền Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị về Đề án Quy hoạch. Ngày 6/11/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo Bộ Chính trị và Ban Bí thư về Đề án quy hoạch. Ngày 23/12/2014, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã họp cho ý kiến đối với nội dung Đề án. Đề án “Quy hoạch và phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” đã được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 10, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

MỚI - NÓNG