Xảy ra vi phạm trật tự xây dựng: Lãnh đạo phường có thể bị kiện

Xảy ra vi phạm trật tự xây dựng: Lãnh đạo phường có thể bị kiện
TP - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Thọ, cho biết, dân có thể kiện chủ tịch phường ra tòa đòi bồi thường nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng.
Xảy ra vi phạm trật tự xây dựng: Lãnh đạo phường có thể bị kiện ảnh 1
Ông Nguyễn Khắc Thọ

Như Tiền Phong có bài "Dân tố  bị chủ tịch phường đập báo vào mặt"“Dỡ công trình vi phạm”, do buông lỏng quản lý, UBND phường Phố Huế đã để xảy ra tình trạng xây dựng công trình không phép 3,5 tầng.

Sai phạm đã rõ nhưng lãnh đạo phường-điển hình là bà Chủ tịch Hoàng Thị Bích Diệp vẫn chưa bị xử lý trách nhiệm. Trong khi đó, công trình không phép vẫn chưa bị xử lý triệt để theo yêu cầu của UBND quận Hai Bà Trưng.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Khắc Thọ trả lời phỏng vấn Tiền Phong xung quanh vấn đề này.

Vừa qua trên địa bàn thành phố  xảy ra một số vụ vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) như  tại 207 Phố Huế, 14-16 Lê Phụng Hiểu, tổ 51 C Cát Linh. Trách nhiệm thuộc về ai, thưa ông?

Xảy ra vi phạm trật tự xây dựng: Lãnh đạo phường có thể bị kiện ảnh 2Tôi có nghe dư luận vụ việc một cán bộ thị trấn Trạm Trôi (Hoài Đức) đánh dân, Chủ tịch UBND phường Phố Huế đập báo vào mặt dân. Đó là ứng xử rất thiếu văn hóa.

Cho dù bị ức chế, cán bộ cũng không được làm như vậy. Hành động đó không chỉ vi phạm đạo đức, quy chế tiếp dân mà còn làm mất lòng tin của nhân dân.

Nếu để xảy ra như vậy, cán bộ cần có lời xin lỗi dân và phải bị kỷ luật nghiêm khắcXảy ra vi phạm trật tự xây dựng: Lãnh đạo phường có thể bị kiện ảnh 3 - Bà Trần Thị Quốc Khánh (ĐBQH TP HàNội)

Quyết định 89/2007/QĐ-TTG quy định rõ trách nhiệm của địa phương - ở đây trực tiếp là UBND các phường, quận nơi để xảy ra vi phạm. Tôi đã nói rõ tại giao ban báo chí Thành ủy, quận, phường nào ít quan tâm, ít có trách nhiệm thì vi phạm TTXD gia tăng, gây bức xúc cho dân.

Theo luật, khi phát hiện vi phạm, trong thời gian một ngày (chậm nhất là ba ngày), chính quyền phường phải lập biên bản, tổ chức cưỡng chế và phải thông báo cho cơ quan liên quan cắt điện nước, giải tán thợ, ngăn chặn vi phạm tiếp diễn. Nếu làm đúng luật, sẽ không bao giờ có công trình vi phạm phải cưỡng chế, vừa rất khó khăn, vừa tốn kém.

Với vụ việc vi phạm tại 207 Phố Huế, đương nhiên UBND phường Phố Huế phải chịu trách nhiệm chính. Đây là vi phạm nghiêm trọng, cần xử lý dứt điểm.

Ý của ông là khi chính quyền phường buông lỏng quản lý, thiếu cương quyết xử lý vi phạm TTXD sẽ  gia tăng?

Để cụ thể hóa QĐ89, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, thành phố đã có Chỉ thị 02, ghi rõ trách nhiệm của chính quyền quận, huyện, đặc biệt là xã, phường. UBND phường, xã có trách nhiệm giám sát chủ đầu tư xây dựng theo đúng giấy phép, các điều kiện khởi công, vệ sinh môi trường, độ an toàn khi xây dựng công trình; có trách nhiệm phát hiện sai phạm, và phải chịu trách nhiệm về vi phạm đó.

Ai cũng nói lãnh đạo xã, phường để xảy ra vi phạm khiến dân bức xúc, khiếu kiện thì phải xử lý, nhưng xử lý ra sao?

Đến nay, cơ bản các quy định xử lý đã được luật hóa, vấn đề trách nhiệm đã rất rõ, ai để xảy ra sai phạm đều đã có quy định xử lý. Với công trình, nếu phường không làm thì quận phải ra QĐ cưỡng chế, quận không làm thì thành phố sẽ ra QĐ cưỡng chế.

Vậy nguyên nhân để xảy ra những vụ việc như tại 207 Phố Huế là gì? Có thông tin quần chúng phản ánh là ở một số quận nội thành, muốn xây một tầng không phép phải bỏ ra cả  trăm triệu đồng tiêu cực phí?

Rõ nhất là chính quyền buông lỏng quản lý, hoặc dung túng sai phạm. Ngoài ra, có thể do nể nang, do quan hệ này khác. Để làm rõ, nếu có đơn tố cáo của người dân thì cũng có thể tìm ra tiêu cực của cán bộ. Mỗi mét vuông xây lên, người dân không chỉ được một trăm mà có khi mấy trăm triệu đồng. Vì thế, họ cố tình vi phạm, sẵn sàng làm mọi việc để đạt mục đích.

Theo luật, chủ tịch UBND xã, phường để xảy ra vi phạm phải bị kỷ luật, bồi thường mọi thiệt hại gây ra kể cả chi phí tháo dỡ công trình, thưa ông?

Trường hợp phải cưỡng chế, chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí. Bên cạnh đó, luật cũng quy định rõ, nếu do lỗi của chủ tịch phường thì cá nhân người để xảy ra vi phạm phải bồi thường cho dân. Trường hợp đó, dân có quyền khởi kiện chủ tịch phường ra tòa để đòi bồi thường.

Cảm ơn ông!

Nguyễn Tuấn
Thực hiện

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.