Xe máy điện phải đăng ký biển số từ ngày 7/12

Từ ngày mai (7/12) xe máy-mô tô điện phải đi đăng ký biển số. Ảnh: Trọng Đảng
Từ ngày mai (7/12) xe máy-mô tô điện phải đi đăng ký biển số. Ảnh: Trọng Đảng
TPO - Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội (PC67) vừa có thông báo, từ ngày mai (7/12) tất cả xe máy - mô tô điện phải thực hiện đăng ký biển số để phục vụ công tác quản lý.

Cụ thể, Phòng PC67 cho biết, căn cứ Thông tư số 54 năm 2015 về việc giải quyết đăng ký, cấp biển số xe đối với xe máy - mô tô điện (bổ sung Điều 25a vào Thông tư số 15/2014 của Bộ Công an, từ ngày 7/12 xe máy - mô tô điện phải làm thủ tục đăng ký biển số. 

“Nếu sau ngày 30/6/2016, chủ phương tiện không đi đăng ký xe mà sử dụng để tham gia giao thông là vi phạm quy định pháp luật và bị xử phạt  nghiêm”, đại diện Phòng CSGT Hà Nội nhấn mạnh.

Về thủ tục khi đi làm đăng ký biển số xe máy – mô tô điện, PC67 cho biết, người dân cần đến các Đội quản lý xe tại Công an mỗi quận huyện để làm thủ tục. 

Khi đến làm thủ tục cần chuẩn bị các giấy tờ có liên quan: Giấy khai đăng ký xe máy - mô tô điện (theo mẫu); Bản photocopy sổ hộ khẩu (đối với trường hợp chủ xe là cá nhân); giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức (đối với trường hợp chủ xe là cơ quan, tổ chức); 

Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đến đăng ký xe; trường hợp chủ xe là cá nhân xuất trình thêm bản chính Sổ hộ khẩu để đối chiếu. 

Tối đa trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe. 

Đối với xe không có số máy mà cơ quan đăng ký xe không đóng được số máy thì trong giấy chứng nhận đăng ký xe cấp cho chủ xe ghi từ “không có” vào mục “số máy”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.