Xin ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng

Xin ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng
(TPO) Dự thảo đang được xin ý kiến rộng rãi trong nhân dân cùng với Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, và dự định sẽ được thảo luận, thông qua vào cuối năm tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội. Mời bạn đọc đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật này tại đây. Toàn bộ những ý kiến trên diễn đàn sẽ được TPO chuyển trực tiếp cho Thanh tra Chính phủ.

Ý kiến đóng góp của bạn đọc

Tên: Thanh Tỵ, Email: hebi70@yahoo.com

Cơ quan chống tham nhũng cấp nhà nước

Tại buổi thảo luận sáng 25/10 ở kỳ họp Quốc hội lần này, tôi thấy vấn đề cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng vẫn còn "rối", chưa có sự đồng thuận cao trong chính các đại biểu. Trong khi đó, ngoài xã hội, tham nhũng ngày càng biến tướng và nguy hiểm hơn (điển hình như các vụ về đất đai ở Tây Ninh, Nha Trang, vụ trưởng đoàn Thanh tra Lương Cao Khải).

Rõ ràng, các cơ cấu, định chế hiện hành không chặn đứng có hiệu quả tham nhũng, dù các luật, lệ, quy định,... đều có đủ để giải quyết! Đâu đó chúng ta đã xác định: tham nhũng đang là một thứ giặc nội xâm! Vậy đã là giặc, ắt chiến đấu với nó cần phải có một bộ chỉ huy.

Theo tôi, một cơ cấu chỉ huy phòng chống tham nhũng là cần thiết hiện nay, và chỉ nên có ở cấp quốc gia với 3 văn phòng cấp khu vực (ở 3 miền Bắc-Trung-Nam). Tên gọi nó có thể là Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, hay Ủy ban quốc gia chống tham nhũng, hay Hội đồng quốc gia chống tham nhũng,.. Thủ tướng không nên là người đứng đầu cơ cấu này, vì nhièu lý do đã được đề cập, như đã quá nhiều việc trong công tác điều hành chính phủ. Quốc hội thì sẽ giám sát toàn bộ công tác chống tham nhũng, cũng như hoạt động của cơ cấu này, nên chủ tịch Quốc hội cũng không thể và không nên là người đứng đầu. Theo tôi, người đứng đầu cơ cấu này hợp lý nhất sẽ là Chủ tịch nước.

Các thành viên của cơ cấu này nên gọn nhẹ, bao gồm thêm: - Trưởng Ban Nội chính TW Đảng - 1 Phó thủ tướng - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân - Chánh án Tòa án Nhân dân - Bộ trưởng Bộ Công An - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Thanh tra Nhà nước - Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ Quốc VN - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh - Chủ tịch Hội nhà báo.

Bên dưới, sẽ có thêm các chuyên viên giúp việc làm công tác văn phòng, tổng hợp, xử lý thông tin... Quy chế hoạt động của cơ cấu này phải được xây dựng theo hướng có quyền chỉ đạo, can thiệp, yêu cầu hoạt động điều tra, xét xử, xử lý theo quy định pháp luật các vụ việc tham nhũng ở tất các các cấp và phải làm sao có được một cơ chế "phản ứng nhanh". Một hệ thống thu thập thông tin từ dư luận, nhân dân cũng cần được chú trọng (ví dụ qua 3 văn phòng, qua đường dây nóng, qua trang web,..).

Chống tham nhũng, đã đến lúc cần hành động nhiều hơn phát động!

Tên: Nguyến Phước Bửu Hùng, Email: hoanghung_62

Chống tham nhũng phải kiên quyết

Qua theo doi các ý kiến thảo lluận của các đại biểu Quốc hội, tôi thấy các đại biểu phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm là người đại diện cho dân, phải kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa với tệ nạn tham nhũng hiện nay. Qua các vụ án vừa rồi cho ta thấy một thực trạng là, các cán bộ biến chất đều không sợ pháp luật, họ vẫn biết pháp luật không cho phép làm như vậy nhưng vì họ nghĩ rằng không ai kiểm soát họ, không xử lý mạnh vì vậy họ vẫn cứ làm bất chấp tất cả.

Theo tôi chống tham nhũng thì phải thành lập cơ quan chuyên trách cụ thể, trách nhiệm rõ ràng, có đủ quyền lực thì mới làm được, không thể cứ chống theo phong trào như hiện nay, Ban chỉ đạo không thể kiêm nhiệm được công tác này.

Tên: Thanh Hương, Email: thanhhuongbuongbinh2005@yahoo.com.vn

Chống tham nhũng phải chống từ khâu tổ chức bộ máy

Theo tôi nếu chống được tham nhũng thì chỉ khoảng 5 năm nữa Việt Nam sẽ thực sự là một nước phát triển trong khu vực. Vì vậy, việc lập ra một cơ quan chống tham nhũng là hết sức cần thiết và theo tôi đã là quá muộn. Tuy nhiên có còn hơn không.

Cơ quan tham nhũng phải là những người được tuyển chọn công khai: có năng lực, có trình độ, đạo đức. Những người làm ở cơ quan này được Nhà nước và nhân dân bảo vệ họ và gia đình như những chiến sỹ đi chiến đấu. Ngoài ra, cứ phát hiện được một vụ tham nhũng thì họ được thưởng một khoản % xứng đáng.

Quyền lực của người đứng đầu rất cao. Người này cần có Thượng khương bảo kiếm. Những người làm ở cơ quan này chỉ có nhiệm vụ duy nhất là điều tra phát hiện các vụ tham nhũng. Lương của họ đựợc trả bằng tài khoản công khai. Nếu 1 trong số họ bị phát hiện là có tham nhũng từ 50-100 triệu thì tù trung thân, trên 100 triệu thì bắn bỏ.

Có như vậy thì dân mới có thể yên tâm vào đường lối của Đảng, Nhà nước mới thực sự do dân và vì dân. 

Tên: TranLong, Email: Tranlonglawyer_tct_vp@yahoo.com.vn

Mot y kien ve Luat chong tham nhung

Toi doc du thao Luat chong tham nhung thay rang: van de can ban la phai co mot thiet che (to chuc bo may) chong tham nhung cho hieu qua. Thuc su da den luc chung ta can co mot co quan chuyen trach dau tranh chong tham nhung. Co quan nay phai bao gom nhung can bo, cong chuc am hieu sau sac ve phap luat, that su Can, Kiem, Liem, Chinh, Chi cong vo tu, Phung cong Thu phap...nhu loi Bac Ho day.

Neu quy dinh nhu Du thao Luat, thanh lap Ban chi dao chong tham nhung ma lai do Chu tich tinh phu trach thi e rang khong on. Vi dieu dau tien khi xay dung tieu chi thiet lap to chuc co quan chong tham nhung, chung ta phai xac dinh cho ro: Ai la nguoi de tham nhung nhat, tham nhung do dau ma co va phai lam gi de triet tieu duoc tham nhung!

Tên: Đặng Quang Trung, Email: trungthu1809@yahoo.com

Một số biện pháp phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng là một vấn đề cấp thiết hiện nay, nhà nước ta cần làm mạnh mẽ hơn nữa. Theo tôi chúng ta cần thực hiện một số việc như sau:

1. Nhanh chóng giảm thiểu các thủ tục hành chính.

2. Gắn quyền lợi của những người đứng đầu các cơ quan với trách nhiệm trong công việc, cụ thể với mỗi bộ ngành cần có văn bản quy định rõ trách nhiệm và hình thức kỷ luật đối với những người đứng đầu các cơ quan, phổ biến tới các cơ sở.

3. Cần thành lập một cơ quan kiểm tra độc lập trực thuộc quốc hội, có đủ quyền lực để giải quyết nhanh các vụ tham nhũng.

4. Nhanh chóng đưa những vụ án tham nhũng ra xét xử, nâng cao các hình thức kỷ luật, các mức án.

5. Cần chú trọng phổ biến luật đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt phương thức bảo vệ, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có ý thức tố cáo các vụ tham nhũng.

Tên: H. Vinh, Email: s4107493@student.uq.edu.au

Kính gửi ban biên tập, Tôi là giáo viên của một trường Đại học Y tại VN, hiện tôi dang công tác tại nước ngoài. Cá nhân tôi có một số đóng góp sau:

1. Luật phòng chống tham nhũng cần được soạn thảo chi tiết hơn, cụ thể hơn, vì mọi người sống và làm việc theo pháp luật, nên luật chưa đến mức chi tiết có thể sẽ làm mọi người khó thực hiên. Ví dụ phần các khái niệm, cần thêm một số khái niệm như"phòng tham nhũng", "hành vi gian lận", vì ai cũng nói phòng là rất quan Trọng, phòng TN là gì, trên cơ sở đó có các điều khoản về trách nhiệm của cá nhân và tổ chức về phòng chống tham nhũng như thế nào, đến mức nào. Tôi đã đọc luật phòng chống tham nhũng của it nhất 3 nước: Trung Quốc, Thái land, Thụy sĩ và tôi thấy họ viết các điều khoản chi tiết, dễ hiểu, cụ thể hơn nhiều.

2. Tôi thấy Thụy sĩ hiện là một trong 12 nước được công nhận là có ít tham nhũng nhất trong 142 nước, họ đã có nghiên cứu phỏng vấn 3500 các nhà quản lý các công ty, doanh nghiệp của 50 nước trên thế giơi, kết quả cho thấy rằng, tỷ lệ cao nhất (24%) các đối tuơng nghiên cứu thừa nhận là tham nhũng liên quan đến "gian lận trong kinh tế".

Thế nhưng trong dự thảo luật tôi chẳng thấy đề cập đến vấn đề này ở điểm nào. Mà ở nuớc họ, khi phát hiện bất kỳ nhà lãnh đạo của công ty, doanh nghiệp nào có hành vi gian lận trong kinh tế, họ có thể bị phạt tới 3,5 triệu đô. Nên chăng cần tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đã thành công trong công tác phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên không ai nói là copy của họ, nhưng kinh nghiệm của họ sẽ giúp chúng ta đạt kết quả tốt hơn, đỡ tốn kém tiền của, công sức hơn cho mặt trậân nóng bỏng này.

3. Qua đây tôi thấy cần nhấn mạnh việc chống tham nhũng, trước hết cần phải làm tốt, triệt để ngay trong cơ quan chống tham nhũng, những cơ quan quản lý, thi hành pháp luật. Có như vậy mới lấy lại niềm tin của mọi người vào Đảng, và Nhà nước pháp quyền. H. Vinh

Chu Tuan Quyet

Tôi xin thử nêu một số giải pháp nhằm chống tham nhũng có hiệu quả.

1. Về lâu dài, muốn cơ bản chống được tham nhũng, muốn xã hội phát triển theo đúng hướng, phải minh bạch hoá được tài sản cá nhân. Xác định được xuất xứ tài sản để đưa loại "tiền bẩn" ra khỏi đời sống xã hội. Làm được như vậy thì tự khắc tham nhũng không còn chỗ đứng, xã hội sẽ phát triển đúng hướng, lành mạnh. Tất cả các nước phát triển họ đều làm được như vậy. Đặc biệt trong điều kiện lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc đó-về kỹ thuật -là quá dễ. Tôi tin rằng đại bộ phận công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân đều mong muốn điều này. Vấn đề chỉ còn Đảng và Nhà nước có quyết tâm hay không thôi.

2. Trước mắt, nếu chưa minh bạch tài sản cá nhân được tất cả công dân thì nên tập trung vào đối tượng là cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy công quyền. Cũng cần làm rõ chuyện này. Anh muốn làm công chức nhà nước thì phải vậy. Còn chưa muốn công khai tài sản thì không đủ tiêu chuẩn là cán bộ công chức trong bộ máy công quyền của Nhà nước. Việc này tưởng rõ như ban ngày, không cần phải bàn.

 3. Tiền lương bình quân cho đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền (không gồm viên chức trong các cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công) phải ít nhất gấp 5 lần thu nhập bình quân của xã hội, tạo sức hấp dẫn người tài tham gia trong bộ máy công quyền của Nhà nước.

Tên: Ng Thang, Email: thanglnt@gmail.com

Góp ý Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng

Tôi cho rằng tham nhũng là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân làm chậm sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội nước ta. Để phòng và chống tham nhũng có hiệu quả cần phải có cái nhìn tường tận từng hành vi tham nhũng và nguồn gốc phát sinh ra nó thì mới có biện pháp sát thực và hữu hiệu để loại trừ. Tham nhũng thường xảy ra trong những vùng sau:

1. Lĩnh vực Phân bổ nguồn : nguồn lực tài chính, ngân sách; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, đất đai.

2. Lĩnh vực Phân bổ quyền : việc giao quyền, giao chức; việc phân bổ và sắp xếp nhân lực.

3. Mua sắm tài sản công.

4. Lĩnh vực đấu thầu dự án và Xây lắp công trình vốn Nhà nước.

5. Lĩnh vực cung ứng dịch vụ công: thủ tục hợp thức hóa nhà đất, đăng ký hộ khẩu,…

6. Lĩnh vực thuế, y tế , hải quan.

7. Lĩnh vực liên quan đến công lý.

Đặc thù chung của hành vi tham nhũng thường thể hiện mấy dạng sau:

1. Trong thực hiện chức trách công việc của mình, công chức luôn luôn cố tình tạo ra một bức vách vô hình gây khó khăn cho công việc để từ đó nhận được đút lót, hối lộ.(Lĩnh vực Phân bổ nguồn, Lĩnh vực Phân bổ quyền, Lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, Lĩnh vực thuế, y tế , hải quan).

2. Trong thực thi công việc công chức cố tình làm sai pháp luật để được đút lót, hối lộ và hưởng lợi.(Lĩnh vực liên quan đến công lý, Lĩnh vực cung ứng dịch vụ công, Lĩnh vực Phân bổ nguồn)

3. Cùng nhau hợp tác để xà xẻo tài sản công.(Mua sắm tài sản công, Lĩnh vực đấu thầu dự án và Xây lắp công trình vốn Nhà nước).

4. Lãng phí thời gian, bàng quan với công việc, thích làm thì làm không thích thì thôi.

5. Lãng phí của công, phung phí của công vô tội vạ, lợi dụng tiền của công biếu xén, chiêu đãi nhau để hưởng lợi cá nhân.

Như vậy ta thấy tất cả vấn đề đều xuất phát từ chỗ trách nhiệm công vụ của công chức không được giám sát. Ai sẽ giám sát vấn đề này ? Trách nhiệm công vụ và năng lực cán bộ được đánh giá bằng cách nào ? Theo tôi đây là vấn đề lớn, liên quan đến cơ chế, liên quan đến “một triết lý để thay đổi toàn bộ cách thức tổ chức đời sống và công việc để loại bỏ các trường hợp lạm quyền và tham nhũng” như TS Nguyễn Sĩ Dũng đã nói. Chúng ta không thiếu công cụ pháp lý (Pháp lệnh chống tham nhũng trước đây, Pháp lệnh công chức, Luật Dân sự, Luật Hình sự, các quy định của ngành,…), nhưng pháp luật của chúng ta không còn nghiêm minh và không đi vào đời sống. Chúng ta không thiếu vũ khí để đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta có đầy đủ bộ máy các cơ quan hành pháp, tư pháp, thanh tra,… nhưng các bộ máy của chúng ta cũng không còn hiệu lực để đấu tranh với tham nhũng. Chúng ta dự định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, liệu có khả thi ? hay lại như trước đây rồi bị giải thể vì không hiệu quả. Chúng ta thực hiện việc kê khai tài sản công chức, việc này đã thực hiện mấy năm nay nhưng chẳng đi đến đâu, vì đây chỉ là ngọn mà không phải là gốc của vấn đề. Chúng ta đang chữa triệu chứng mà không phải là điều trị nguyên nhân của căn bệnh tham nhũng. Cái gốc của vấn đề chính là cơ chế, cơ chế quản lý xã hội của Nhà nước sao cho hiệu quả. Theo tôi có mấy vấn đề căn bản sau đây:

1. Cơ chế kiểm soát và nâng cao trách nhiệm công vụ và trách nhiệm người đứng đầu phải đặt lên hàng đầu. Người đứng đầu phải buộc từ chức (và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự) khi có bất cứ sự việc nghiêm trọng nào xảy ra trọng bộ phận mình quản lý không kể liên đới trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp. Chính điều này sẽ nâng cao trách nhiệm cá nhân của công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước.

2. Cải cách tư pháp sâu rộng, sao cho hệ thống tòa án phải thực sự hoàn toàn độc lập xét xử. Viện kiểm sát và tòa án phải có đủ thực quyền để có thể độc lập luận tội và xét xử bất cứ một cá nhân nào từ thấp nhất đến cao nhất trong hệ thống cơ quan nhà nước mà không phụ thuộc vào cơ chế quản lý.

3. Khuyến khích và động viên mọi công dân tố cáo tham nhũng. Không truy cứu trách nhiệm hình sự và không truy xét trách nhiệm dân sự người đưa hối lộ tố cáo tham nhũng. Đối với người đưa hối lộ chủ động tố cáo thì sẽ được trả lại tiền đã đem hối lộ. Chính điều này sẽ làm nhụt tay những kẻ nhận hối lộ.

4. Trả lương cao cho cán bộ công chức nhà nước, theo tôi ít nhất gấp 5 đến 10 lần mức thu nhập trung bình hiện nay. Điều này sẽ thu hút người tài và người có năng lực, có trình độ cao vào khu vực cơ quan công quyền mà Nhà nước không phải bỏ chi phí đào tạo. Hiện nay khối hành chính cơ quan sự nghiệp trong bộ máy nhà nước làm việc với hiệu suất rất thấp, cồng kềnh, kém hiệu quả. Việc thu hút người tài vào khối cơ quan nhà nước thông qua chế độ trả lương cao đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc quản lý nhà nước.

5. Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến và khoa học như các quy trình ISO,…Áp dụng các phương tiện hiện đại như máy tính điện tử và hệ thống mạng để nhanh chóng đưa nền hành chính điện tử vào ứng dụng thực tế.

Đó là 5 điểm cơ bản để làm cho kẻ tham nhũng không thể tham nhũng (điểm 1), không dám tham nhũng (điểm 2 và 3) và không muốn tham nhũng (điểm 4 và 5). Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

1. Chuẩn hoá từng chức danh cán bộ công chức theo những tiêu chí rõ ràng, cụ thể và hàng năm đánh giá cán bộ trên những tiêu chí đó.

2. Tinh giản tối đa bộ máy quản lý nhà nước. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong vận hành bộ máy và nâng cao trách nhiệm công chức để tăng hiệu lực quản lý của cơ quan công quyền.

3. Đẩy mạnh dân chủ hóa. Nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân.

4. Phải xây dựng được cơ chế thuận tiện, hữu hiệu để mọi người dân cùng với các kênh thông tin như báo chí, truyền hình tham gia tố cáo tiêu cực, tham nhũng. Chúng ta phải thấy rằng, mặc dầu nạn tham nhũng hoành hành khắp mọi nơi trên đất nước nhưng từ trước đến nay hầu hết các vụ án lớn đều do quần chúng nhân dân và báo chí khui ra.

5. Cơ chế phải tạo cho nhân dân giám sát hữu hiệu các công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước. Nhân dân trả lương nuôi công chức nhà nước để thực hiện các dịch vụ cho dân thì nhân dân phải giám sát một cách toàn diện và đầy đủ.

6. Thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng. Đẩy mạnh các nghiệp vụ ngân hàng nhằm gia tăng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dần giảm thiểu sự thanh toán bằng tiền mặt trong xã hội.

7. Thực hiện kê khai tài sản cán bộ công chức ngay trước khi, trong khi và sau khi rời nhiệm sở.

8. Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân và các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình tham gia giám sát và tố cáo các hành vi tham nhũng tiêu cực, giám sát sự hoạt động của bộ máy cơ quan nhà nước.

9. Xây dựng đường dây nóng trực thuộc Ban kiểm tra Trung ương và Tổng Bí thư cho tất cả các vùng miền trên cả nước thật thuận tiện (mỗi vùng miền có nhiều số điện thoại nóng tiếp nhận thông tin) để người dân dễ bề thông tin, tố cáo hành vi tham nhũng.

10. Phải xây dựng được cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo tiêu cực, đảm bảo sự an toàn cho người tố cáo tiêu cực.

11. Chấp nhận đơn thư tố cáo nặc danh. Trong tình hình thực tế xã hội hiện nay rất nhiều trường hợp và trong những hoàn cảnh khác nhau, người dân tố cáo tiêu cực không muốn xuất đầu lộ diện vì lý do an toàn cá nhân, nên việc chấp nhận đơn thư tố cáo nặc danh sẽ góp phần phát hiện và đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng. Chúng ta đừng sợ làm mất uy tín cán bộ, công chức do đơn thư nặc danh vì lý do cá nhân. Người xưa nói “cây ngay không sợ chết đứng”, người tốt thì không vì một lá đơn mà làm mất uy tín của họ. Thực tế tệ nạn tham nhũng, nhũng nhiễu và sự tha hoá đạo đức của một bộ phận công chức hiện nay đã làm giảm uy tín của khối cơ quan hành chính nhà nước và sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Đơn thư tố cáo nặc danh có thể xem như những bằng chứng, chứng cứ thứ cấp (chứng cứ loại 2) để xem xét cán bộ.

12. Đơn giản tối đa các thủ tục hành chính nhà nước; Thực hiện triệt để sự quản lý nhà nước bằng pháp luật, tránh sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các mặt của đời sống xã hội làm phức tạp và cồng kềnh cho bộ máy cơ quan nhà nước.

13. Cần có những cải cách trong việc xây dựng văn bản pháp luật : luật và các văn bản pháp quy ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân, tổ chức. Việc xây dựng luật và các văn bản pháp quy quy định quy trình thực hiện các dịch vụ hành chính, phải do các tổ chức nghiên cứu và thực hành luật soạn thảo, không giao cho các cơ quan hành chính, cơ quan công quyền, các đơn vị trực tiếp quản lý ngành soạn thảo. Điều này tránh việc tạo ra những kẽ hở và những rắc rối không đáng có trong văn bản pháp quy nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nhũng nhiễu, tham nhũng.

14. Giải thoát sự độc quyền trong nền kinh tế. Tránh được sự nhũng nhiễu tham nhũng trong các đơn vị kinh tế nhà nước do thế độc quyền.

15. Đối với ngành y tế, giáo dục... cần nhanh chóng xã hội hóa, cổ phần hóa, tránh sự độc quyền, đồng thời làm tăng chất lượng dịch vụ cho người dân, giảm nguồn ngân sách trả lương của Nhà nước, từ đó tăng được quỹ lương cho khối cơ quan quản lý hành chính nhà nước. 

16. Một mặt không thể thiếu là đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng hình mẫu các cá nhân điển hình, người tốt, việc tốt để đẩy lùi các mầm mống tiêu cực trong xã hội.

17. Đối với các cá nhân tham nhũng, tiêu cực cần nêu trên báo, đài trong thời gian dài (khoảng 6 tháng), để làm nhụt chí những kẻ tham nhũng.

Trên đây là một vài ý kiến tâm huyết cá nhân mong được đóng góp để góp phần xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng, sớm đưa Bộ Luật vào cuộc sống, nhằm đẩy lùi quốc nạn đang hoành hành ở nước ta.

Nguyễn, Email: nguyenngocdiep@yahoo.com

Kính gửi quý báo, Làm luật và có luật là một lẽ còn thi hành luật lại là một lẽ khác. Luật lệ khắt khe nhưng người thực thi luật lại không trung trực thì luật có khắt khe đến mấy cũng bằng thừa. Muốn thành công trong việc chống tham nhũng , chống lãng phí, chống quan liêu cửa quyền phải có sự thực tâm và quyết tâm của người lãnh đạo. Không có sự thực tâm và quyết tâm của người lãnh đạo thì bao nhiêu đạo luật cũng bằng thừa. Kính thư

Tên: Pham tien, Email: Pham tien@yahoo.com

Kinh gui toa soan Theo toi de phong va chong tham nhung co hieu qua, luat can phai quy dinh ro trach nhiem cua nguoi dung dau to chuc quan ly tai san cua nha nuoc. Cu the: Neu nguoi lanh dao khong phat hien duoc trong don vi minh quan ly co xay ra that thoat tai san ma su viec do da xay ra truoc khi bi co quan Phap luat phat hien khoang 6 thang thi nguoi lanh dao do ngoai bi xu ly ve toi thieu tinh than thieu trach nhiem co the quy them vao toi truc tiep ( neu co du chung cu) , toi bao che dung tung toi pham hoac dong loa voi toi pham tham nhung ma xu ly ve mat phap luat va tai chinh. Co nhu vay thi nguoi lanh dao phai co trach nhiem la nguoi dau tien trong phong chong te nan tham nhung va han che duoc ngay tu co so.

tran van Hung, Email: ranvanhung@yahoo.com

Kinh gui toa saon Day la van de rat buc xuc trong nhan dan va xa hoi cung nhu doi voi ban be quoc te.  Dang va chinh phu co nhieu van ban ve chong tham nhung, nhung thuc te van nan nay lai khong giam ma con tang voi muc do tram trong va thiet hai lon hon.

Theo toi de phong va chong co hieu qua thi trong luat nen co dieu khoan khen thuong ve tai chinh doi voi nhung nguoi co cong phat hien, thu hoi duoc day du tai san bi mat va ky luat ve nat luat phap cung nhu tai chinh doi voi nguoi sai pham.

Phai quy dinh ro trach nhiem cua co quan dieu tra phai tim moi bien phap de thu hoi duoc 100% so tai san da bi mat va co che do thuong thich hop doi voi ho, nen quy dinh ro rang ty le phai thu hoi truoc mat la bao nhieu phan %, con lai thoi gian bao lau phai thu hoi het, muc tieu cua phong , chong tham nhung la thu hoi duoc tai san cua Nha nuoc va nhan dan, neu khong thu hoi duoc thi luat van khong kha thi( van de thu hoi duoc tai san bi mat hien nay co quan dieu tra lam chua het trach nhiem, vi so tai san thu hoi qua cac vu tham nhung rat it vi vay ke tham nhung sau khi het han cai tao van song cuoc song de vuong va han che duoc tinh trang hy sinh doi bo cung co doi con).

Neu tai san do nguoi cha lam that thoat ma chua thu hoi du, sau mot thoi gian co quan Phap luat co quyen xac minh nguon tai san cua nhung nguoi than trong gia dinh va yeu cau ho giai trinh ve nguon thu nhap cua minh(bat ke cung ho khau hay khong cung ho khau) xem tai sao ho lai co tai san lon nhu vay(tai san gom bat dong san, tien mat hoac nhung giay to cung nhu hien vat co gia tri lon so voi muc thu nhap trung binh cua xa hoi.

Nguyen Quan, Email: nguyenQuan@yahoo.com

Theo toi tinh hinh hien nay nhieu ke dung dang sau mac du an hoi lo nhung co quan dieu tra khong co co so de ket toi. Nen luat can bo sung: Neu nguoi dung dau co quan ma de xay ra tieu cuc tham nhung ma khong tu kiem tra phat hien duoc, hoac co tinh bao che, ma de co quan phap luat va quan chung phat hien ma su viẹc tieu cuc da xay ra trong co quan trên 6 thang thi nguoi dung dau co quan cung phai chiu trach nhiem cu the nhu la doi tuong truc tiep gay ra, co nhu vay thi moi nang cao trach nhiem kiem tra cua nguoi dung dau cung nhu tranh duoc hien tuong bat den xanh cho phia duoi lam, duoc thi minh huong con khi do be thi cap duoi chiu het.

Co the mien toi cho nguoi dua hoi lo , sau do tu giac khai bao voi co quan phap luat ve hanh vi dua hoi lo cua minh( tren co so co bang chung cu the) va nguoi nhan hoi lo se bi phap luat xu nghiem, co nhu the moi tranh duoc long tham va ran de nhung ke muon nhan hoi lo va nhu the hien tuong hoi lo va nhan hoi lo se giam han, vi ke nhan hoi lo bao gio cung so va canh giac nen khong dam nhan va khong dam nhan thi se khong dam giai quyet nhung viec sai trai phap luat

nguyen ha, Email: npq00@yahoo.com

Toi hoan toan ung ho viec quoc hoi cho ra doi Luat chong tham nhung. Tham nhung da gop phan lam cho su phat trien cua nuoc ta cham lai, chat luong cuoc song cua nhan dan bi giam di, anh huong den long tin cua nhan dan vao Dang va Nha nuoc.... Thuc te chi co cac ca nhan co nhung chuc vu nhat dinh trong bo may co quan nha nuoc, tham chi nam quyen hanh kha lon nhu thu truong Bo Thuong mai MAI VAN DAU, tong giam doc PIJCO...

De tieu diet tan goc nan tham nhung thi dung la phai lam sao de nhung nguoi co co hoi tham nhung se : KHONG DAM THAM NHUNG . Theo toi la phai trung tri toi tham nhung that nang, nang nhu thoi phong kien ay, chi tham o vai quan tien la : chem dau tich thu toan bo tai sản. Chu nhu bay gio cai lu tham nhung no cu de vo con dung ten so huu tai san, tien bac, no di tu vai ba nam chay chot ra tu som la no lai huong so tien an cap do. Phai trung tri that nang cai lu tham nhung

nguyen ly chong chat, Email: nguyelychongchat@yahoo.com

Chong co nhieu cach, nhung theo toi muon chong thi phai tim 1 diem tua de co the chong duoc. Vi neu khong co diem tua thi khong the chong. Vay Chinh phu, NN ta muon trong sach bo may quan ly cong quyen hay doanh nghiep thi phai tao co che cho nguoi chong co diem tua. Vay mau chot la tao ra diem tua nhu the nao de chong duoc. Luc nay xa hoi se hoan toan tot hon nhieu

do duy sam, Email: doduysam@ yahoo.com, doduysam@gmail.com

1/ day manh vai tro giam sat cua nguoi dan dia phuong thong qua viec tao moi truong lam viec hoac thong qua bao chi tuyen truyen tao du luan dung huong.

2/ cai to he thong phap luat dam bao chat che nhung gan chat trach nhiem cua can bo phu trach cong viec voi viec phat huy tinh dan chu trong nhan dan, ket hop tuyen truyen hieu biet phap luat den nguoi dan

3/ dua nhanh muc song cua can bo hanh chinh nha nuoc bang hoac tuong duong muc song trong khu vuc, neu ko dat duoc thi it nhat cung phai dam bao muc song binh thuong dua tren dong luong thu nhap thuc te.

 4/ lam duoc nhu the moi co the han che chu chua the xoa bo duoc, tuy nhien can rat nhieu nguon luc va tri tue. Tuy muc dich ma ta co nhung phuong phap cu the, thiet thuc hon. Nen nho rang yeu to xa hoi la rat quan trong. Kinh thu doduysam@ yahoo.com

nguyen anh tu, Email: thatvui@yahoo.com

Kinh gui ban bien tap toi rat vui khi dat nuoc ngay cang phat trien. moi van de da duoc coi mo hon chung ta da cong khai hon ,song nhin lai thuc te thi bien phap chua that hieu qua (ve van de chong tham nhung) chi nhu mot cai kim trong chau nuoc lon.

Can co nhung buoc di manh hon,tao bao hon, co bien phap cu the co ban chi dao manh may ra thi co giam duoc doi chut

Nguyễn Tuấn Anh, Email: Cravena81@yahoo.com

Ai quyết định chi sai thì bắt người đấy trả lại tiền và cách chức luôn người đấy để làm gương cho lớp trẻ sau này.

Nguyen Quoc Hung, Email: nguyenquochung_na@yahoo.com

Toi hoan toan ung ho nhung noi dung ma du thao luat chong tham nhung dua ra,toi xin dong gop mot so y kien nho sau day,mong cac vi xem xet:

1, Nen tham khao ky luat cua Trung Quoc,tuy nhien phai xet vao hoan canh cua nuoc minh.

2,Co quy dinh trach nhiem cu the cua nguoi lanh dao,quan ly truc tiep doi tuong tham nhung. Nhung de gan voi trach nhiem nay thi cung phai giao them quyen cho nguoi lanh dao,quanly truc tiep doi tuong.

3,Doi voi can bo quan ly(o bat cu cap nao) bat buoc phai nam vung luat nay(co the la mot bat buoc khi thi tuyen cong chuc),dong thoi phai co che do luong bong,dai ngo phu hop de dam bao cuoc song va sinh hoat cua can bo ,do cung la mot yeu to anh huong rat lon den van de tham nhung.

Nguyễn Trường Giang, Email: truonggiang_xd@yahoo.com (Lớp 47PM2 ĐHXD HaNoi)

Tham nhũng là giặc nội xâm phá hỏng nền kinh tế xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước

Trung Quốc đã đi đầu trong vấn đề chống tham nhũng, kết quả đất nước họ đã có những bước tiến thần kỳ trong phát triển nền kinh tế. Người Nga sau thời kì thoái trào, Tổng thống Putin lên thay, và với những chiến dịch làm trong sạch nền kinh tế họ đang vực dậy nền kinh tế vốn thuộc loại siêu cường.

Tham nhũng không nên và cũng không thể hiểu theo nghĩa kinh tế, theo cá nhân tôi chống tham nhũng còn phải chống thêm một loại tham nhũng nữa đó chính là loại tham nhũng về chức tước: đó chính là sự lạm dụng về chức quyền của không ít cán bộ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền. Sự lạm dụng chức quyền gây phiền nhiễu cho nhân dân làm nảy sinh những bất mãn, đó chính là hiểm hoạ cho đất nước.

Tham nhũng phải được làm ngay, làm mạnh, và triệt để . Phải có những biện pháp mạnh để trấn áp những phần tử tham nhũng. Tham nhũng cũng là loại tội phạm, hơn nữa kẻ phạm tôi ở đây lại là những người đang thay mặt nhân dân điều hành đất nước nên tội càng đáng phải trừng phạt nặng hơn nữa.

Phải đúng người, đúng tội không được chung chung, đánh đồng mà phải nêu tên chỉ mặt đích danh không cả nể, chống tham nhũng không chỉ có lãnh đạo làm mà phải có sự tham gia của toàn thể nhân dân mới có thể hoàn thành thắng lợi do vậy phải có những biện pháp để kích thích nhân dân cùng tham gia.

Phải có luật pháp và khung hình thật nặng để răn đe và kìm hãm sự tham nhũng. Trên đây là những ý kiến của riêng cá nhân tôi xin được gửi tới toà soạn.

nguyen tuan giang, Email: dongsongemdem@vnws.com

Theo toi nuoc ta phai hoc tap va noi guong Trung Quoc ve van de nay,phai thanh lap mot bo rieng de lam viec nay, luon kiem tra chat che nhung nguoi co chuc quyen va tai chinh cua ho, luon tai chinh cong khai o tat ca cac co quan thuoc nha nuoc

Bùi Hồng Lĩnh, Email: linhbui111977@yahoo.com

- Đưa các chế tài thật cụ thể vào trong luật chống tham nhũng:

+ Cách chức ngay đối với các cán bộ bị phát hiện tham nhũng dù nhiều hay ít.

+ Buộc thôi việc đối với các nhân sự hối lộ, tiếp tay cho tham nhũng.

+ Cảnh cáo đối với các cán bộ có ý đồ tham nhũng.

+ Tịch thu tiền, tài sản đã tham nhũng - Có một cơ quan chống tham nhũng hoạt động độc lập, trực thuộc Bộ công an.

Nguyen Cong Manh, Email: manh_royal@yahoo.com

1/ Ten luat nen la: Luat Chong tham nhung

2/ Ve co cau to chuc: Chi thanh lap mot co quan duy nhat truc thuoc Tong bi thu BCH Trung uong dang do Tong bi thu dung dau.

3/ Cong bo rong rai so dien thoai di dong, dia chi email, website .v.v.. cua Tong Bi thu de nhan dan biet. Chap nhan hinh thuc to cao nac danh.

4/ Khen thuong nguoi to giac dung bang huan, huy chuong va trich ti le % so tien thu hoi duoc de thuong cho ho.

5/ Thay doi cac thu tuc hanh chinh và quan lý theo huong quoc te hoa (ap dung cac tieu chuan quoc te ISO....).

6/ Su dung cong nghe thong tin, tin hoc trong cac thu tuc hanh chinh nham han che su tiep suc giua ben dua va ben nhan hoi lo.

7/ Thanh toan luong cho tat ca moi nguoi bằng tài khoản ngân hàng.

8/ Tang luong cho can bo cong chuc.

9/ Giáo dục, tuyên truyền thường xuyên liên tục trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng những tẫm gương tốt, xấu về tham nhũng và chống tham nhũng.

10/ Nên có một hình thức kỷ luật đặc biệt đối với tội tham nhũng như: công bố trên đài báo liên tục trong 3 tháng, tăng khung hình phạt, phạt nặng cả những người được thừa hưởng từ sự tham nhũng.v.v..

Nguyễn Bình, Email: binhnguyen435@yahoo.com

Tôi sống tại Canada hơn 30 năm, làm quản lý hành chánh đô thị Canada hơn 20 năm và thực hiên nột số dự án với VN từ 10 năm nay. Chiến dịch chống tham nhũng tại VN phải bắt đầu bằng việc đơn giản hoá thủ tục hành chánh. Sau đó là cải cách nhân sự, luật pháp và kỷ luật.

Nhân viên biến chất xem thủ tục hành chánh phức tạp là "nồi cơm" của họ nên việc này không phải dễ làm. Có nhiều cách ăn chặn của nhà nước, không khác gì "rút ruột" công trình xây cất. Tóm tắt như sau: Chống tham nhũng, cũng như tất cả mọi dự án khác, nếu muốn thực hiện thì phải có chiến thuật và chiến lược đàng hoàng, bằng không thì chỉ là nói miệng thôi !!

Tôi có thể thảo luận và góp ý rất nhiều về vấn đề này, chỉ thiếu thời gian mà thôi. Trước tiên phải cần có người muốn nghe, muốn cải tiến và muốn thực hiện.

Dami, Email: tran@ukrtop.ua

Chỉ có công khai và minh bạch thì mới tạo ra môi trường lành mạnh để chống tham nhũng. Môi truờng minh bạch không phải chỉ là kê khai tài sản cá nhân, đấy là đoạn cuối của cuộc hành trình của kẻ tham nhũng. Phải bắt đầu công khai, minh bạch từ quy chế và quy trình làm việc của tất cả các công chức, các bộ phận công tác trong bộ máy công quyền.

Mọi công chức và bộ phận công tác đều phải tiếp nhận, giải quyết công việc theo trình tự, thòi gian quy định, và những quy định, thể chế đó phải được bàn dân thiên hạ nhìn thấy, và hiểu được nó.

Ở nước ngoài, việc làm như vậy đã có từ lâu, người dân tự mình có thể kiểm soát đuọc hành vi nhũng nhiễu của công chức Nhà nước. Là những người dân, chúng tôi còn nhận thấy, Việt nam không ít các đoàn công tác ra nước ngoài học tập, tham quan, tốn không ít tiền của dân, nhưng các quan đi về, chữ thầy trả lại cho thầy...

Tên: Nguyễn Trung Sơn, Email: onlyuforever1982@yahoo.com

Chống tham nhũng, lãng phí không thể nửa vời

Vậy là sau bao nhiêu chờ đợi, hy vọng vào kỳ họp Quốc hội sẽ có những quyết sách xứng tầm là của cơ quan có quyền lực cao nhất nước trong việc chống tham nhũng lãng phí - "quốc nạn" đang gây ra những tổn thất vô cùng lớn về nhiều mặt trong xã hội ta - hàng triệu cử tri đã được chứng kiến lễ bế mạc và nghe Chủ tịch Quốc hội thông báo rằng: "Hai dự án Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhân dân trước khi Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp cuối năm".

Tất nhiên là cử tri lại tiếp tục bày tỏ ý nguyện và kiên nhẫn chờ đợi, hy vọng! Dù sao thì có bộ luật mới nghiêm khắc, chặt chẽ vẫn hạn chế được tình trạng bọn "giặc nội xâm" đùa giỡn với pháp luật hoặc "lách luật".

Tuy vậy, ngay khi Quốc hội đang bàn luận về hai dự án luật nói trên, nhiều ý kiến - trong đó có những vị đang giữ cương vị quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước cho rằng: Điều quan trọng hơn là đưa được luật vào cuộc sống. Chính Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã đưa ra ý kiến: "Không nên quá kỳ vọng vào Luật phòng, chống tham nhũng".

Trả lời báo Tiền Phong, ông Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng cũng đã nói: "Tôi lo lắng nhất là tính khả thi của luật. Bởi vì chúng ta đã có Nghị quyết của Trung ương, Pháp lệnh chống tham nhũng - văn bản chỉ thua luật một chút - nhưng chưa đi vào cuộc sống...".

Nhiều ý kiến không tán thành lập Ban chỉ đạo chống tham nhũng và đề nghị có bộ máy chuyên trách có thực quyền, chủ yếu cũng vì đã có không ít "Ban chỉ đạo..." hữu danh vô thực. Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã nói rõ: "...Chúng ta cần hình thành một cơ quan quyền lực riêng biệt, đủ mạnh... Người đứng đầu cơ quan đó phải là người đủ năng lực về phẩm hạnh, không có tì vết, dám nói thẳng nói thật, dám phanh phui tham nhũng...".

Báo Lao Động ngày 14-6 khi đưa tin Quốc hội thảo luận Luật chống tham nhũng đã giật hàng tít lớn ngay trang nhất: "Vấn đề là phải hành động ngay." Chí phải! Luật lệ và kỷ luật Đảng hiện hành đã đủ căn cứ trị tội bọn tham nhũng, lãng phí. Các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Công an, Tư pháp... rồi tổ chức Đảng, Đoàn thể hiện có mặt khắp nơi đều có quyền hạn và trách nhiệm diệt trừ bọn tham nhũng, lãng phí.

"Quốc nạn" này thì đang diễn ra hàng giờ hàng ngày; tiền tỉ của Nhà nước và nhân dân đang "chảy" sang túi các quan tham khắp nơi. Và như đại biểu Nguyễn Đức Chính (Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM) đã nói tại diễn đàn Quốc hội: "Khi chúng ta đang bàn chuyện thì bọn tham nhũng đã chuyển (tài sản do tham nhũng mà có) đi chỗ khác rồi!" Cần phải hành động ngay!

Luật chống tham nhũng chỉ mới đi được "nửa chặng đường", nhưng cuộc chiến chống tham nhũng không thể nửa vời. Nhân dân đang nóng lòng chờ đợi. Chẳng lẽ cả bộ máy Nhà nước đồ sộ của chúng ta lại không đủ tiền, đủ người để "bắt tại trận" bọn "giặc nội xâm"?

Cũng xin đừng nghĩ như một đại biểu đã nêu là "sắp đến Đại hội Đảng các cấp, người ta sẽ tránh né, xuê xoa...". Ngược lại mới đúng: Đại hội Đảng các cấp phải là một "phép thử": Chỉ bầu những ai tỏ ra kiên quyết chống tham nhũng vào cương vị lãnh đạo. Được như thế, nhân dân sẽ yên lòng, uy tín của Đảng chắc chắn sẽ được nâng cao. TRUNG SƠN (TPHCM)

Trần Đại Thắng, Email: ngoisaonhonhoi_tthang@yahoo.com

Theo tôi để chống tham nhũng một cách có hiệu quả chúng ta cần phải có một cơ quan chống tham nhũng do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Đây là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận những ý kiến đóng góp của nhân dân về những vụ tham nhũng mà nhân dân phát hiện ra.

Bởi hiện nay những vụ tham nhũng mà chúng ta phát hiện ra hầu hết là do cơ quan báo chí phát hiện chứ chưa có vụ tham nhũng nào do nhân dân phát hiện cả. Ví dụ nếu một người dân mà có phát hiện ra tham nhũng thì cũng không biết phải báo với cơ quan nào và sẽ được cơ quan nào bảo vệ, đã có trường hợp một người dân đi tố cáo tham nhũng lại bị kết tội là vu cáo.

Để chống tham nhũng một cách có hiệu quả thì chúng ta cần phải có thời gian chứ không thể một sớm một chiều được nó đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải quyết tâm cao, là một người dân Việt Nam tôi luôn mong muốn đất nước mình sẽ nhanh chóng giải quyết được nạn tham nhũng để đất nước ngày càng phát triển

Trần Đại Thắng, ngoisaonhonhoi_tthang@yahoo.com

Chống tham nhũng cần phải có thời gian

Chống tham nhũng là một vấn đề hết sức nan giải mà muốn chống lại tham nhũng một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên trì. Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề của cả thế giới mà ở bất cứ nước nào cũng có cho dù là ở các nước tư bản phát triển.

Có thể nói tham nhũng là một thuộc tính của xã hội và chúng ta không thể nào có thể giải quyết một cách triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó một cách tối đa mà thôi. Cho dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến đâu cũng sẽ không thể chống lại tham nhũng môt cách triệt để được bởi pháp luật cũng là do con người lập ra vì vậy chính con người cũng sẽ có cách để vượt qua được nó.

Theo tôi để chống tham nhũng một cách có hiệu quả thì chúng ta phải làm từ gốc rễ của nó và đòi hỏi phải có sự kiên trì chứ không thể giải quyết theo kiểu tình thế đuợc.

Hiện nay ở một số nước phát triển như Nhật Bản họ đã làm rất tốt và đã hạn chế được rất nhiều nạn tham nhũng. Ở nước ta muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì theo tôi nghĩ chúng ta cần làm tốt những việc sau:

Về mặt lập pháp chúng ta cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật chặt chẽ để những kẻ tham nhũng không thể lợi dụng những kẽ hở để tham nhũng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì hiện nay tham nhũng chủ yếu xảy ra ở các lĩnh vực mà hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở như lĩnh vực xây dựng cơ bản chẳng hạn.

Nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống pháp luật đủ mạnh thì sẽ hạn chế được tham nhũng rất nhiều, cũng lấy Nhật Bản làm ví dụ họ đã xây dựng đươc một hệ thống pháp luật khá hoàn thiện, do đó đã hạn chế được rất nhiều nạn tham nhũng.

Về mặt tư pháp thì chúng ta cần phải cương quyết hơn nữa trong việc sử lý các vụ tham nhũng vì hiện nay tôi thấy chúng ta vẫn còn quá nương tay với tội phạm tham nhũng rất nhiều vụ tham nhũng bị phát hiện và xử lý nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe vì những bản án vẫn chưa đủ nặng để có thể làm chùn tay những kẻ tham nhũng và những kẻ có ý định tham nhũng.

Chúng ta hãy nhìn Trung Quốc một nước láng giềng của chúng ta và cũng có cùng chế độ xã hội như chúng ta họ đã làm rất mạnh tay vấn đề này và đã có những vị bộ trưởng phải ra pháp trường. Chúng ta cần học tập họ về mặt này, đất nước ta còn nghèo những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân không thể phung phí cho những kẻ tham nhũng được, đảng và nhân dân không cần những nguời như thế.

Về mặt hành pháp thì chính phủ cũng cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý và thi hành pháp luật. Một điều nữa là chúng ta cần tăng cường hơn nữa dân chủ trong nhân dân để nhân dân có thể phát hiện và tố cáo những người tham nhũng cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

TRan Quoc Tin, Email: tintq@vietnam.co.za

Viec chong tham nhung dien ra o cac noi, cac nuoc cac thoi dai va day la viec cuc ky kho va khong noi dau thanh cong duoc hoan toan. Truoc het tham nhung chi co o nhung nguoi co chuc, quyen. Khi ho co chuc, quyen thi lai quen, than voi nguoi cao hon, dung tien de bao che tat ca.

Kho la cho do! Nguoi dan thuong khong the "tham nhung" duoc vi chang nam gi trong tay de nguoi khac cau canh. Chong tham nhung o cac nuoc can co Ban doc lap. Neu khong co su doc lap khong the co chong tham nhung duoc. Co le nen ban tu Co che trưoc khi ban cu the.

Tran thi bach tuyet, Email: bachtuyet_cntt@yahoo.com

Tình cờ cháu lên trang này và gặp mục này. cháu muốn nói suy nghĩ của mình về vấn đề phòng chống tham nhũng. Trước khi nói đến vấn đề tham nhũng phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề này .

Tại sao lại có tham nhũng và ngày càng gia tăng về mức độ ?

Thứ nhất là do người dân chúng ta chưa hiểu rõ được , nếu giả sử anh muốn đi xin việc làm thì lại lo là phải lo đút lót cho người này , người kia có chức quyền và có thể quyết định nhận mình vào làm, nếu không thì sẽ bị loại.

Nếu mọi người dân ai cũng nghĩ thế thì tình trạng này sẽ lây lan rất nhanh như là một con vi rút máy tính vậy. Vì vậy muốn việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả phải tuyên truyền cho mọi người dân thấy rõ và hiểu được thì việc phòng chống tham nhũng sẽ gặt hái được kết quả rất tốt.

Đây là suy nghĩ của cháu. Cháu xin cảm ơn ! 

Nguyên Lê Thanh

Toi la mot nguoi dan hay doc bao xem ti vi và quan sat xa hoi .Toi nhan thay nan tham nhung hien nay o nuoc ta hau nhu o dia phuong nao ,co quan nao ,nghanh nao cung co.

Theo toi muon chong tham nhung co hieu qua thi truoc het luat phap phai nghiem minh.Vu viec tham nhung duoc thuc hien hau het va chu yeu la do can bo cua dia phuong ,cua nghanh do(vi nhung nguoi dan va nguoi lao dong khong the thuc hien duoc tham nhung ).

Hien nay Nha nuoc giao chuc danh truong ban chong tham nhung cho thu truong cac don vi la khong kha thi .Viec chay chuc chay quyen cung la mot nhan to thuc day tham nhung va kho khan trong dau tranh chong tham nhung.Vi vay toi xin co y kien nhu sau :

1/ Phat huy vai tro cua nhan dan ,nguoi lao dong,CBCNV trong co quan Nha nuoc de dau tranh chong tham nhung .Nhung de tranh hien tuong "Dau tranh thi tranh dau" ,Nha nuoc can dong vien khuyen khich nguoi dau tranh bang cac hinh thuc tinh than va vat chat cu the .

 Vi du: Nha nuoc se thuong tu 1% den bao nhieu do cho nhung vu viec ma nguoi dan to giac dung (Thuc te hien nay co nhung nguoi dan dau tranh ra nhung vu viec hang chu ty dong nhu vu an dat dai o Do son, vu an cong ty Yteco....nhung ban than ho chua duoc thuong gi ca ) .

2/Doi voi nhung don thu to giac tham nhung co bang chung vu viec cu the thi co the khong can ghi danh (Neu yeu cau ghi danh thi nguoi lao dong so bi mat viec lam )

nguyen trong binh, Email: nguyentrongbinh@fpt.com

Van de cot tu la cong tac to chuc can bo

Chung ta deu biet tham nhung deu o nhung can bo co chuc quyen . Nhung can bo do ro rang la mat pham chat dao duc . Nguyen nhan la do khi de bat hoac bo tri can bo do, thuong do nguoi lanh dao chu chot co quan do quyet dinh theo y do ca nhan, thu tuc chang qua la hinh thuc, bo tri can bo theo phe canh hoac then y do ca nhan .

Boi vay luat chong tham nhung can co nhung quy dinh ro ve trach nhiem cu the nghiem minh doi voi nguoi lanh dao truc tiep da bo nhiem nhung can bo tham nhung, nhu ky luat ve dang, cho thoi chuc trach , nang hon can xu ly hinh su .

NguyenHiep, Email: chanque20022003@yahoo.com

Tôi rất hoan nghênh với Quốc hội và Chính phủ gần đây đã có những bước đi mạnh tay hơn trong công tác phòng chống tham nhũng. Từ lâu theo ý kiến của tôi, cần phải thành lập một tổ chức hoạt động độc lập hưởng lương trực tiếp từ Quốc hội (hoặc Chính phủ).

Tổ chức này có "mạng lưới" ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc, luôn luôn có các đường dây nóng và mạng máy tính online 24/24 để thu nhận các thông tin từ khắp mọi nơi. Phải thiết lập đường dây nóng với nhân dân. Cơ quan này hoạt động trên nhiều lĩnh vực và phải hợp tác chặt chẽ với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải quan,... để kịp thời xử lí các sự vụ, các vấn đề bức xúc trong xã hội.

Quốc hội và Chính phủ phải đóng vai trò chỉ đạo chính, kịp thời, chặt chẽ, khách quan, không bao che, không dung túng. Trước mắt cần phải tập trung vào các lĩnh vực mà người dân đang rất bức xúc hiện nay.

Đó là: Các dự án đầu tư XDCB, an toàn giao thông, tình trạng mãi lộ trên suốt các chặng đường từ Bắc vào Nam, tình trạng nhận hối lộ, nhũng nhiễu của các cán bộ, nhân viên hải quan, các vấn nạn trong giáo dục, vấn đề năng lực chuyên môn của các cán bộ chính quyền địa phương.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, nhìn lại thấy có nhiều cái tiến bộ hơn trước nhưng đó là so với bản thân chúng ta chứ so với các quốc gia trong khu vực thì chúng ta còn thua kém nhiều cái lắm. Xu thế hoà nhập của thời đại bắt buộc chúng ta phải cải cách, cải tiến và đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Nếu không chúng ta sẽ tiếp tục tụt hậu và loại mình khỏi "cuộc chơi".

vu binh duong, Email: vubinhduong@yahoo.com

Về phương pháp luận ta đã không đặt ra nên việc tranh luận chống tham nhũng thế nào, kê khai tài sản ra sao sẽ là bất tận. Theo tôi cần làm mấy việc sau:

1/ Tham những không phải chỉ ở khu vực hành chính, cán bộ mà có khi là ở khu vực SXKD, nhân viên.

2/ Một cơ quan nhận đăng ký tài sản CB và sẽ giám sát, điều tra quá trình hình thành tài sản đã có trước khi được làm CB và trong suốt thời gian làm CB, thậm chí sau đó thật lâu nữa. Vài hàng tâm huyết như trên kính gửi tòa sọan cho tôi được phát biểu.

Lại Thị Minh Nhài

Tôi thiết nghĩ việc kê khai tài sản cũng không có hiệu quả khi mỗi người trong chúng ta không tự nhận thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với công việc. Đạo đức và nhân cách con người đôi khi chỉ vì "cả nể" hoặc "lỡ" đều khiến một người từ tốt trở nên không tốt.

Việc chống tham nhũng, lãng phí phải đi từ gốc rễ, phải có biện pháp để kiểm soát được những việc làm, thu nhập, kể cả các mối quan hệ của những ứng cử viên HĐND. Từ cấp tiểu học mỗi cá nhân trong chúng ta đều được học về cái đức và cái tài của mỗi con người.

Đến khi trưởng thành, trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội tỷ lệ thuận với tài sản của người đó. Mọi cái ta có đều thông qua và nhờ vào xã hội, bất kể là tài sản, danh tiếng hay quyền lực, mà xã hội trao những thứ đó cho ta không phải để dùng vào mục đích ích kỷ của ta, xã hội ban nó cho ta để ta hoàn trả cho xã hội một cách xứng đáng nhất.

Có những gia đình mỗi người một xe máy, xe hơi và những gia đình khác lại không đủ chỗ để mọi người duỗi tay chân. Có những người phát rồ phát dại đâm đầu vào các chốn chẳng ra gì, vung tiền vào các cuộc mua vui ăn nhậu... trong khi đó ở các gia đình khác phải bươn chải để thoát cảnh bần cùng. Đó là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, một mâu thuẫn hết sức to lớn.

Người giàu nên rút bớt mức sống của mình xuống. Thay vì tiêu xài bừa bãi họ nên chia sẻ của cải cho người nghèo. Người giàu cần phải cắt giảm bớt quyền lợi mà bắc cây cầu ngăn cách cái hố người nghèo. Xã hội sẽ lâm nguy nếu người giàu nghĩ rằng tiền mình mình xài, không can gì đến ai. Nếu họ cứ tiếp tục tiêu pha văng mạnh thì họ sẽ đưa đất nước đến thảm họa bới căn bệnh hoang phí là kinh niên, đồng thời nó khoét thêm vực sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, làm cho mâu thuẫn xã hội sẽ ngày càng phức tạp.

Sự lãng phí, tham nhũng hiện nay ở cấp nào cũng có, thành phần, lĩnh vực hoạt động nào cũng diễn ra, để thành lập một Ban thanh tra chuyên trách chống tham nhũng, lãng phí để kiểm soát, trước mắt cũng chỉ giảm thiểu được phần nào mà thôi.

Hãy trả lại vị trí xứng đáng cho đạo đức lao động. Hãy khôi phục lại thái độ lành mạnh. Hãy gìn giữ sự phồn vinh hôm nay cho ngày mai phồn vinh hơn nữa, hãy kiềm chế tham vọng của mình để có thể trao lại cho thế hệ kế tiếp một xã hội giàu mạnh hơn, ổn định hơn. Hãy làm việc cần cù và sống thanh đạm hơn.

Phải xử thật nặng những người tham ô, hối lộ, gây thất thoát Ngân sách nhà nước, tiền của nhân dân. Bản án này phải được thông tin rộng rãi trên cả nước, truy tố những người có liên quan kể cả mối quan hệ gia đình để không còn tồn tại suy nghĩ "hy sinh đi tù để gia đình được sống sung sướng". Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm phải kê biên, niêm phong tài sản ngay lập tức để không có sự tẩu tán tài sản, chạy tội.

tran minh, Email: tranminhbt@yahoo.com

Theo suy luận của tôi thì nếu sống theo đồng lương thì không thể có Nhà lầu xe hơi được mà nhiều vị có chức có quyền của ta đều Nhà lầu xe hơi , xe máy thì khỏi phải nói, con cái của một số vị các quan chức thì ăn chơi thác loạn, đua xe... Con của nông dân thì lấy tiền đâu để chơi bời...? 

Chúng tôi là lớp trẻ chúng tôi chỉ hy vọng là qua kỳ họp lần này Đảng, Nhà nước, Chính phủ chúng ta làm triệt để để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Nguyễn Văn Hoàn, Email: bnhoantrd@yahoo.co.uk

Phải có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng !

Qua theo dõi kỳ họp Quốc Hội lần thứ 7 khoá XI vừa rồi và qua lời phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước, tôi thấy được quyết tâm chống tham nhũng của những người lãnh đạo cao nhất của chúng ta - đó cũng là mong muốn của đông đảo toàn dân ta.

Nhưng một vấn đề đặt ra là có quyết tâm rồi thì làm cách nào chống tham nhũng đây ? Bác Hồ của chúng ta đã từng viết rất nhiều , nói rất nhiều về vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân _ một nguồn gốc làm nảy sinh tham nhũng và nhiều tệ khác. Đại Hội Đảng IX cũng xác định Tham nhũng là một trong bốn nguy cơ của đất nước ta.

Điều này ngày càng thể hiện rõ nhất là từ khi nước ta tiến hành " mở cửa " thực hiện nền kinh tế thị trường và nó đang là một nguyên nhân chính làm sút giảm uy tín của Đảng, suy yếu sức mạnh của Chính quyền. Theo tôi, trong Luật chống tham nhũng của chúng ta phải thể hiện được tầm quan trọng sống còn của việc bài trừ tham nhũng đối với tương lai của Chính quyền - Nhà nước.

Cụ thể chúng ta cần thành lập một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng chứ không phải là một Ban chỉ đạo như dự thảo Luật. Điều này theo tôi là cần thiết, nó thể hiện trách nhiệm của Chính Phủ, Quốc Hội, của Đảng ta đối với một vấn đề hệ trọng của đất nước, và nó cũng chứng tỏ quyết tâm cũng như sự trong sạch của đại đa số đội ngũ cán bộ công chức của chúng ta.

Cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ( tạm goi là UB chống tham nhũng ) phải được trao quyền lực đủ để thực thi nhiệm vụ của mình, phải được tổ chức thành hệ thống từ TW đến cấp Tỉnh và nên trực thuộc Bộ Chính trị và Quốc Hội. UB này hàng năm phải thông báo công khai kết quả hoạt động trước QH và chịu sự giám sát chất vấn của QH .

Thực ra còn rất nhiều điều muốn nói, nhưng trong khuôn khổ này tôi ko thể trình bày được hết ý kiến của mình, chỉ mong công cuộc chống tham nhũng của chúng ta được thực hiện tốt để Nhà nước thực sự là của dân do dân vì dân.

Nguyễn Phi Trường, Email: admin@hanhchinhvn.com

Ở các kỳ họp Quốc hội vấn nạn Tham nhũng luôn được nhắc đến và luôn trở thành chủ đề "nóng". Đối với người dân thì tham nhũng đã quá quen với họ khi mà ngày nào trên các phương tiện thông tin đại chúng đều nhắc đến nó...Nhiều người dân còn "thờ ơ": "Tham nhũng bây giờ như chuyện thường ngày ở huyện"...

Lâu nay chúng ta luôn hô hào chống tham nhũng...nhưng có lẽ làm không quyết liệt... Theo tôi chúng ta không thiếu giải pháp hay không thiếu kế hay chỉ thiếu những người tâm huyết, dám nghĩ dám làm, dám hy sinh vì nhân dân.

Để diệt trừ tận gốc tệ tham nhũng chúng ta cần làm từ gốc làm triệt để thay vì chắp vá như chúng ta từng làm... chỉ lo vá những vết nứt của bức tường chứ không để ý đến những chất liệu xây dựng nên bức tường đang xuống cấp và nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi muốn nói đến việc chúng ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức và tài năng...thẳng tay loại bỏ những công chức thoái hoá. Mạnh tay cắt bỏ u nhọt thay vì để nó hoành hành cơ thể.

Chúng ta không thiếu người tài, người tâm huyết nhưng làm sao để họ có cơ hội cống hiến đây khi còn tình trạng "Con ông cháu cha", "giữ ghế bằng mọi giá". Một Yếu tố nữa có thể nhắc đến là " Văn hoá hành chính"...Các vị làm việc nể nang nhau, bao che cho nhau, hay làm việc kiểu an phận...ai làm gì thì làm..việc ta ta biết... Hiện nay chúng ta đang thực hiện tinh thần "phê và tự phê"...thực tế ở nhiều cơ quan nhiều cán bộ đang "núp" dưới chủ trương "phê và tự phê để làm cho mình trong sạch...vâng tôi thật thà tôi tự phê bình tôi...chuyện lớn tôi nhận thành chuyện nhỏ chuyện nhỏ rồi tôi nhận và bỏ qua.

Quả thực là rất đau xót khi chứng kiến cảnh người dân nghèo góp nhặt từng đồng trong khi một số cán bộ của chúng ta lại hoang phí, tư túi bạc tỉ. Một người dân đã thốt lên: "Một bộ phận cán bộ biến chất bây giờ là cha, là ông nội của dân chứ không phải là đầy tớ của dân".

Lê Thị Bích Dung, Email: pink198tr@yahoo.com

1.Quá khứ khép lại, hướng tới tương lai trong sạch. Luật tham nhũng mới nên áp dụng từ ngày 1/1/2006.

2.Luật chống tham nhũng mới:

-Trong tham những chia làm 2 loại người: + Người tham nhũng + Người tạo điều kiện cho tham nhũng

-Chỉ xử lí những Người tham nhũng, chứ không xử lí những Người tạo điều kiện cho tham nhũng. Như vậy làm cho những kẻ muốn tham nhũng sẽ không dám tham nhũng vì lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị người ta lừa đưa vòng tròng.

-Khi người ta không dám tham nhũng nữa thì cũng còn đâu các Người tạo điều kiện cho tham nhũng nữa.

Hong Nhung, Email: hongnhung_vkt@yahoo.com

Chu de chong tham nhung khong phai la mot van de qua moi, neu khong muon noi la trong bat cu xa hoi nao, thoi dai nao cung co nhieu cau chuyen nhuc nhoi xoay quanh hai chu "THAM NHUNG".

Tham nhung se tro thanh quoc nan, voi suc cong pha ghe gom, tham nhung se huy hoai tat ca nhung gi tot dep nhat ma ong cha ta, nhung the he di truoc, the he cua chung ta dang xay dap len neu moi chung ta khong nhan thuc duoc trach nhiem cua minh va tich cuc tham gia vao cuoc dau tranh nay.

Theo y kien cua ca nhan toi, muon giai quyet van de THAM NHUNG dat hieu qua, truoc het, chung ta phai bat dau tu viec phan tich nguon goc, xuat phat diem cua van de. Tham nhung la mät can benh chi co the nay sinh o nhung nguoi co chuc vu - nhung nguoi duoc Nha nuoc trao quyen luc thay mat Nha nuoc de dieu chinh cac moi quan he xa hoi.

Hay dien dat mot cach don gian hon: tham nhung la can benh dac biet chi co o cong chuc Nha nuoc. Can benh dac biet nen cung co lieu thuoc dac tri. Ben canh hang loat nhung giai phap da va dang duoc ap dung, chung ta can nang cao hon nua trach nhiem cua nguoi dung dau - thu truong cua tung Bo, nganh, dia phuong, co quan, don vi.

Nguoi xua da tung ran day: "Thuong bat chinh, ha tac loan". Can bo pham toi tham nhung, thu truong buoc phai xin tu chuc. Chung ta phai nghiem khac nhin thang vao su that, neu khong cai gia chung ta phai tra se dat hon gap nghin van lan trong tuong lai.

Khong nen tap trung quyen luc Nha nuoc vao mot nhom nguoi, mot nganh, mot Bo.... vi dieu do de nay sinh ra tham nhung. Chinh phu can nghien cuu trong viec giao trach nhiem, quyen han can cu the, ro rang, thuc hien tot viec luan chuyen can bo, dam bao tinh ke can, thay the, tao su canh tranh lanh manh trong thuc thi cong vu va tinh phong ngua cao.

Lau nay, chung ta van neu cao khau hieu: tang cuong cong tac thanh tra, giam sat, song hinh nhu hieu qua con rat han che, vi hoat dong thanh tra, giam sat cua chung ta khong dam bao tinh doc lap, vi vay khong the noi den su cong bang, nghiem minh.

Trong mot gia dinh, con cai khong the kiem diem bo me va trong mot co quan, nhan vien khong the kiem diem thu truong...v.v. Cac ban hay cung toi suy ngam xem phai giai quyet van de nay nhu the nao?

Neu lam tot duoc cong tac thanh tra, kiem tra, do se la bien phap giam thieu toi da nan tham nhung dang hoanh hanh tung phut, tung gio tren dat nuoc ta. Tren day la mot vai y kien rat nho be cua toi xin gui toi Toa soan va rat mong duoc su tham gia dong gop cua cac ban doc gia. Xin tran trong cam on!

Tên: nguyenvantrong, Email: phuongnam200005@yahoo.com

Toi thay chong tham nhung trong thoi gian gan day khong nhung khong giam ma ngay mot gia tang lam giam long tin trong nhan dan, mat khac doi tuong tham nhung la nhung doi tuong co chuc co quyen va ho cung khong huong mot minh ma ho lien ket voi nhau de tham

Nhung nhung nguoi lao dong thi so khong dam to cao vi bi tru dap sa thai va se mat viec lam tu. Vay lam the nao de khuyen khich nguoi lao dong to cao tham nhung, lam the nao de bao ve nguoi lao dong khi ho to cao te nan tham nhung. Co nhu the thi te nan tham nhung moi giam.

Le Quan, Email: leequanvn@msn.com

Thua Quy Toa soan, Co may van de toi muon neu ra xung quanh van nan tham nhung tai Vietnam.

1. Ve hien tuong : Nhiều nguoi dan Vietnam deu da hinh thanh mot suy nghi la muon duoc viec phai co qua cap va phai mat tien. co the noi, qua cap hien nay da duoc hieu rang do la qua phai co gia tri va co the dinh luong duoc, phai hieu la chi dung qua cap trong truong hop kho co the dung tien hoac neu dung tien cung khong hay kho mua duoc.

Dieu do dan den mot quy luat rat don gian rang, neu toi da bo ra mot gia tri nao do thi toi cung phai thu lai gia tri tuong duong hoac hon the. Do vay co the noi, van hoa qua cap ( hoi lo ) va tham nhung that su da hinh thanh trong dai bo phan dan cu Vietnam chung ta.

Tuy nhien de lam duoc viec nay, chung ta cung phai nhin nhan mot so van de lien quan nhu sau : + Moi truong cac ben co the gap go, trao doi va dua nhan ...... Thong thuong, neu gap nhau tai tru so co quan thi rat kho, ma neu xay ra thi cung chi la nhung mon qua, hay so tien nho.

Con lai phai thong qua cac cuoc gap go o nhung noi nhu quan cafe, quan an .... hay nha rieng. Do vay viec kiem soat hay han che cac cuoc gap go nhu vay cung phan nao han che duoc giao dien cua viec dat van de hay thuc hien hanh vi tham nhung.

Truoc day, mot so Bo, nganh TW va dia phuong da co chi thi ve viec khong cho phep can bo an nhau trong gio lam viec ... nhung hinh nhu khong may ai thuc hien va giam sat. Nay nen ban hanh va kiem soat tro lai.

Thu hai, neu thuan tuy chi la cong viec thi chi phi tiep khach cua cac co quan se rat thap, chung ta hoan toan co the thong qua chi phi tiep khach cua cac co quan, cong ty de kiem soat viec tham nhung, vi mot thuc te, neu la cong viec chi cong vo tu, hoan toan co the thong qua dien thoai hay gap nhau chinh tac tai van phong co quan. Chi co nhung dieu kho noi moi phai mang nhau ra cho quan an ma ban.

+ Bieu hien cua nguoi co tien. Ai co tien cung phai tieu, ma khi da tieu tien thi khong the dau duoc. Van de la viec kiem soat toan dan doi voi can bo, quan chuc, .... tom lai la nguoi co tien.

Kiem soat tham nhung : de kiem soat viec nay, theo toi, khong the dua vao su tu giac ke khai cua nguoi dan ma phai thuc hien nhung bien phap sau : 1. Moi nguoi dan phai co ma so thue, tren hoac cung voi so chung minh nhan dan. Va ho phai tu nguyen khai bao thu nhap cua minh voi co quan thue. Dua tren ke khai se the hien ro khoan thu nhap anh phai nop. Con neu anh ke khai khong trung thuc thi cung rat de de kiem tra, vi ai khi co tien cung phai tieu, phai mua sam ... do vay viec kiem tra la rat nhanh va de dang.

2. Moi cong ty, cua hang khi ban hang ra deu phai xuat hoa don, viec nay kho kiem soat hon, nhung khong phai la khong the. Va theo mot mo hinh cua TQ la quay so xo tren so hoa don ban hang, khi do nguoi dan se tich cuc hon trong viec lay hoa don. Ngoai ra viec lay hoa don se duoc khau tru vao thue thu nhap, do vay nguoi dan se tich cuc lay hoa don hon. Va cung thong qua do, viec chi tieu cua nguoi dan se tro nen minh bach, va thu nhap cua ho se lo ra.

3. Voi nhung khoan chi tieu lon nhu mua oto, mua nha, cho con cai di du hoc ...., moi nguoi deu phai chung minh duoc voi nguoi ban hang va co quan thue sau nay rang day la khoan thu nhap da chiu thue. Neu ai khong thuc hien thi hoac nguoi mua, hoac nguoi ban se phai dong thue cho nha nuoc khi lam cac thu tuc de so huu tai san.

4. Tang cuong giao duc toan dan ve mot nen van hoa tieu tien SACH. Tap trung phe phan nhung nguoi co tien bang nhung hanh vi tham nhung va gian lan. Day la mot viec lam lau dai va gian kho, nhung neu khong tap trung lam ngay thi khong the chong tham nhung co hieu qua, hay noi cach khac la khong the chong duoc no.

5. Co quan dau nao chong tham nhung ngoai viec phai co nhung nguoi co tai, co duc va duoc giao day du quyen luc nhu mot co quan doc lap, theo toi nen phoi hop voi cac Hoi co so nhu : Hoi cuu chien binh, hoi phu nu .... de co them thong tin ........... tom lai la mot mat phai chuyen nghiep hoa, quyen luc hoa nhung cung phai toan dan hoa viec phat hien va xu ly tham nhung.

 6. Viec kiem soat qua tai khoan ngan hang cung la mot hinh thuc rat tot, nhung hien nay viec thuc hien la rat kho vi chung ta chua hinh thanh mot nen kinh te tien NHUA, ma chu yeu cac giao dich la tien mat. Tuy nhien, neu cac khoan gui tien co them mot vai dong lien quan den ma so thue va nguon goc cua tien gui ( do nguoi chu tai khoan tu ke khai ) thi cung la hinh thuc rat don gian de kiem soat sau nay giua ngan hang va co quan thue cung nhu cac nganh chuc nang khac.

Nguyen Minh Vong, Email: vongnm@yahoo.com

1. Nếu theo quy định của dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) thì người dân khi phát hiện một người có hành vi tham nhũng thi được quyền tố cáo đến các cơ quan, người có thẩm quyền nào? Việc nhận đơn tố cáo có biên nhận hay không?

Nếu người tiếp nhận đơn tố cáo, hoặc cơ quan đó bao che, không xử lý, không trả lời đơn tố cáo thì như thế nào? Pháp luật về phòng chống tham nhũng có quy định bảo đảm thực hiện các vấn đề trên hay không?

2.  Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng (cấp trung ương và cấp tỉnh) có cơ cấu bao gồm các chức vụ quan trọng của bộ máy nhà nước. Theo tôi nghĩ rằng, phạm vi quyền hạn của Ban chỉ đạo cần mở rộng hơn không chỉ giới hạn việc Chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng)mà còn có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan khác điều tra, thanh tra, và tiến hành kỷ luật, hoặc xử lý hình sự đối với các người tham nhũng(tức là có thẩm quyền chỉ đạo xử lý các vụ việc, cán bộ công chức cụ thể). Do vậy nên cho người dân trực tiếp tố cáo đến Ban chỉ đạo?

 3. Việc phòng, chống tham nhũng là công tác của Nhà nước, của Đảng và của toàn xã hội. Nhưng cần thiết phải có những cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng hay không? tại sao ? Cơ chế hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng như thế nào?

4. trong trường hợp trực tiếp bảo vệ quyền lợi của mình sẽ dẫn đến nhiều trường hợp công khai "tuyên chiến" với các cán bộ, công chức đương chức đương quyền hoặc cấp dưới phải đối mặt với cấp trên nguy cơ mất chức, nguy cơ bị trù dập, đe dọa ,,, thậm chí là nguy cơ làm ăn, sinh sống, làm việc sau này sẽ rất bất lợi do bị đè ép, gây nhiễu......Hơn nữa khi chưa giải quyết xong việc thì đã bị chen ép đủ đưòng....thực tế đã cho thấy điều đó. Cho nên làm thế nào để có thể hạn chế tối đa các vấn đề này.

Một sinh vien, Email: moscow20002002@yahoo.com

Tôi muốn góp ý như sau : Muốn chống được tham nhũng bất di bất dịch là phải minh bạch ,chúng ta đều biết toàn dân rất cam ghét tham nhũng cho nên ta nên lợi dụng điểm nay để phát huy.

1- chống phải minh bạch ,xử phải nghiêm minh,thưởng vật chất và bảo vệ cho người tố giác.

2-Đánh vào tham nhũng rất khó ,bởi họ có chức có quyền và lại có tiền nữa .Bởi vậy ta sẽ nhờ dân tố cáo ,người dân nào phát hiện ra được trích phầm trăm dể thưởng ( ta xem ở Nga họ muốn bắt trùm khủng bố cũng nhờ thông tin từ dân đó sao), ta bảo tham nhũng là giặc thì có gì phải chần chừ nữa?

 Nguyễn Đàm Khánh, Email: damkhanh73@yahoo.com

Chống tham nhũng, bắt đầu từ sử dụng con người.

Hôm qua tôi theo dõi truyền hình trực tiếp quốc hội thảo luận sôi nổi về dự luật phòng chống tham nhũng, tôi không cần phải nhắc lại về tính cần thiết phải xây dựng bộ luật quan trọng này, chỉ cần thấy thái độ đầy bức xúc của các đại biểu là chúng ta có thể hình dung được tâm tư nguyện vọng của nhân dân hiện nay như thế nào.

Rất nhiều đại biểu đã nêu ra được các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng lãng phí, cũng như các giải pháp để phòng chống tham nhũng, nhưng theo tôi với tình hình thực tế nước ta hiện nay thì có thể bổ sung thêm một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục sau:

- Nguyên nhân: Chúng ta đã nói nhiều đến cơ chế chính sách, nhưng chúng ta chưa đề cập nhiều đến nguyên nhân từ con người, thực tế hiện nay mà chúng ta đang thấy đó là tình trạng chạy chức chạy quyền đang diễn ra tràn lan ở mọi nơi, và như vậy khi trúng cử họ sẽ tìm cách vơ vét để thu lại những gì bỏ ra, để làm được điều đó họ lại xây dựng một êkíp cùng chí hướng với mình, o ép trù dập những người không thuộc phe cánh phát giác những hành vi sai trái.

Như chúng ta thấy những vụ tham nhũng lớn cũng đồng nghĩa với nhiều quan chức cao cấp liên quan, nói như vậy để chúng ta nhận thấy một thực tế rằng, cơ bản tham nhũng đều có êkíp, hệ thống quản lý từ trên xuống dưới. Nó có quan hệ hữu cơ với nhau. Như vậy điều quan trọng là chúng ta tuyển chọn và sử dụng con người như thế nào để đảm bảo vừa có đức vừa có tài phục vụ đất nước.

 - Giải pháp : Chúng ta đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với mọi mặt đời sống xã hội, và chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế rằng pháp luật của chúng ta cũng không thiếu những kẽ hở để cho nhiêù kẻ lợi dụng. Công việc giám sát của chúng ta còn yếu và phát huy hiệu quả kém. Theo tôi nếu thành lập thêm ban phòng chống tham nhũng ở mọi cấp sẽ gây ra tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và tính khả thi không cao, nên chăng chúng ta thành lập cơ quan giám sát phòng chống tham nhũng, cơ quan này có tính độc lập rất cao, và chỉ nên cơ cấu ở 2 cấp:

+ Cấp trung ương : do một đồng chí trong ban bí thư và phải là UV BCT làm trưởng ban. Ban này phải báo cáo thường kỳ với ban bí thư và bộ chính trị về tình hình phòng chống tham nhũng.

+ Cấp tỉnh, bộ, ngành: ban này chịu sự quản lý trực tiếp của ban chỉ đạo trung ương, con người phải từ nơi khác đến, nơi này phải là địa chỉ tin cậy của nhân dân, để nhân dân có thể cung cấp thông tin về tình trạng tiêu cực ở địa phưong hoặc ngành thuộc quyền kiểm soát. Điều quan trọng là phải có hành lang pháp lý đủ mạnh cho lực lượng này thực thi nhiệm vụ. Và chúng ta phải xem đây là lực lượng đặc biệt, cơ động, vì vậy quyền lợi cho bộ phận này cũng phải đặc biệt hơn, làm sao để ngưòi làm nhiệm vụ yên tâm thực hiện chức trách của mình.

Theo tôi thì bộ máy này chỉ cần gọn nhẹ nhưng phải tinh nhuệ, được tuyển chọn kỹ càng. - Một giải pháp nữa mà tôi cho là không kém phần quan trọng, đó là chúng ta phải đẩy nhanh việc cải cách tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, để tạo niềm tin và trách nhiệm cho những người là công bộc của dân. Xin được chân thành cám ơn Báo Tiền phong Online.

Nguyễn Tuấn Anh, Email: tuananhfly@yahoo.com

Muốn chống tham nhũng hiệu quả

Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, theo tôi phải thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:

a. Về phòng ngừa:

1. Phải minh bạch hoá hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức. Minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ, trong công vụ; minh bạch tài sản, thu nhập;...

2. Tăng cường dân chủ, phát triển xã hội công dân, xây dựng xã hội công dân như một "tấm gương" phản chiếu mọi hoạt động của nhà nước.

3. Xây dựng đồng bộ các luật, các qui định về những vấn đề liên quan như: Luật tiếp cận thông tin; Luật ứng xử của cán bộ, công chức; Qui định về thanh toán qua ngân hàng; chế độ lương thoả đáng;...

4. Áp dụng triệt để khoa học, công nghệ vào các hoạt động của cơ quan nhà nước như: cấp phép, mua sắm công, hải quan, thuế,...

b. Về chống tham nhũng:

1. Mạnh dạn áp dụng qui định: Chỉ xử lý hình sự với người nhận hối lộ, người đưa hối lộ chỉ bị xử lý hành chính hoặc kỷ luật.

2. Bổ sung tội "giàu có bất minh" vào bộ luật hình sự (công chức giàu có bất thường, không chứng minh được nguồn gốc tài sản bị coi là tội phạm).

3. Nghiêm trị tội phạm tham nhũng; thực hiện triệt để cải cách tư pháp, lấy toà án làm trọng tâm, đảm bảo tuyệt đối tính độc lập của Toà án.

4. Tăng cường quyền lực cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, xây dựng theo mô hình của Trung Quốc.(Không cần xây dựng Uỷ ban chống tham nhũng độc lập vì sẽ phá vỡ hệ thống tư pháp hiện nay. Không nên lập ban chỉ đạo vì sẽ không có hiệu quả). UBKT trung ương phải do Đại hội bầu mới có vị thế độc lập và có quyền xử lý đảng viên kịp thời, nghiêm minh tránh sự can thiệp của những cơ quan khác.

Nguyễn Văn Thông - 35 tuổi, Email: thongnv.gpc3@gpc.com.vn

Tôi xin nêu một số ý kiến đóng góp như sau:

1/ Tại sao với một mức lương công chức vừa phải như hiện nay (nếu không nói là thấp so với mặt bằng xã hội), tôi thấy không ít các lãnh đạo từ cấp phường xã đến huyện, tỉnh hiện nay hầu như vị nào cũng giàu có ("nhà cao, cửa rộng", thậm chí có rất nhiều nhà) so với những người có cùng mức thu nhập trong xã hội.

Trong khi đó còn không ít người đã cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc qua hai cuộc kháng chiến đến nay vẫn còn sống dưới mức nghèo khổ. Tôi nêu ra vấn đền này để lập luận môt điều rằng muốn chống tham nhũng thì xã hội phải thật sự công bằng, muốn công bằng thì phải dân chủ, muốn có dân chủ thì phải công khai. Như vây muốn diệt tận gốc tệ nạn tham nhũng trước hết Đảng Và nhà nước ta phải làm sao để cho bộ máy công quyền từ trung ương đến cấp cơ sở thôn xóm phải thật sự dân chủ, công khai trước nhân dân.

Mọi vấn đề lớn của thôn xóm , phường xã, huyện tỉnh ... phải được đưa ra bàn công khai trước nhân dân. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có mức đầu tư lớn (theo cấp hành chính tương ứng) phải có sự giám sát thực sự của nhân dân.

2/ Phải có cơ chế lương phù hợp, để làm sao những công chức hưởng lương ngân sách đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình với mức sống trung bình trở lên. Kiên quyết loại trừ những cán bộ tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước.

3/ Đảng và nhà nước ta phải kiên quyết hơn nữa trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay. Tham ô tham nhũng ở cấp càng to, càng phải trị nghiêm, bởi vì tham ô ở cấp càng to càng gây hâu quả nghiêm trọng cho đất nước.

4/ Tôi kiến nghị Nhà nước ta nên có một phần thưởng xứng đáng hơn nữa để ghi danh công lao của họ. Trân trọng kính chào.

Vũ Hoàng, Email: vuhoangmaa@mail.com

Khuyến khích bằng vật chất, tinh thần cho người phát hiện ra tham nhũng.

Tôi thấy trên thực tế hiện nay tham nhũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, việc phát hiện ra tham nhũng đã khó,dám đứng ra để tố cáo tham nhũng càng khó hơn,để chống tham nhũng có hiệu quả phải chăng ta nên đưa vào luật chống tham nhũng là" Khuyến khích bằng vật chất, và tinh thần cho người phát hiện và dám đứng ra tố cáo tham nhũng" tôi nghĩ ngoài bằng khen giấy khen và có biện pháp bảo vệ cho người dám tố cáo sự thật tham nhũng, nên đưa vào luật là trích 5-7% tổng số tiền hoặc tài sản bị thất thoát cho người có công phát hiện.

Có như vậy cuộc chiến chống tham nhũng mới trở thành phong trào.

Nguyen Tim, Email: nguyentimvnus@yahoo.com

Với tình trạng lương cán bộ nhà nước quá thấp như hiện nay, liệu rằng cứ chỉ có hô hào chống tham nhũng có hiệu quả không? Hiện nay có một điều cực kỳ trớ trêu là lương cán bộ làm việc cho nhà nước đến 4 năm mà chỉ đủ đi làm bằng xe buýt và ăn hai bữa cơm với giá trung bình theo thị trường hiện nay, chưa nói đến các chi phí tối thiểu khác như quần áo mặc, điện thoại....

Tạm tính: Lương cán bộ làm cho nhà nước từ giữa năm 2001 đến nay là khoảng 600.0000 trong đó 80.000dong/thang tien xe buyt + khoang 500.000 chỉ đủ mỗi ngày ăn 2 bữa cơm. Vừa qua, Chính phủ có điều chỉnh lương tuy nhiên lương cán bộ chưa kịp tăng, giá cả thị trường đã tăng lên nhiều hơn. Như vậy thu nhập của cán bộ đâu có tăng. Hỏi cán bộ có thể tồn tại được hay không với lương của mình?

Nói như vậy không có nghĩa là tôi ủng hộ việc cán bộ cần phải tham nhũng vì lương của họ quá thấp. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là kế sinh nhai của cán bộ nhà nước nhìn nhận như nhu cầu tối thiểu của con người trong xã hội không được đảm bảo, tất yếu sẽ diễn ra tiêu cực bằng nhiều hình thức ngày càng tinh xảo bởi lẽ ai cũng phải bằng cách này hay cách khác đảm bảo cho cuộc sống của mình.

Hiện nay nói trắng ra có thể nói rằng có hai cách chính để cán bộ nhà nước đảm bảo đời sống của họ (tất nhiên, họ có thể làm giàu nữa):

1. Một bộ phận có chức, có quyền, do vậy có khả năng cải thiện được đời sống của họ bằng... tham nhũng.

2. Số cán bộ không có chức, có quyền không thể tham nhũng được phải kiếm việc làm thêm sau 8 tiếng làm việc cho nhà nước hoặc lấn lướt vào một phần trong 8 tiếng làm việc cho nhà nước để làm cho bên ngoài kiếm tiền.

Trên đây là hai cách chính để các cán bộ nhà nước tồn tại hiện nay. Theo tôi, điều cốt lõi để giải quyết tham nhũng là phải đảm bảo được đời sống cho cán bộ.

Le Quyet, Dai Hoc KTQD Ha Noi

Những giải pháp tìm và chống tham nhũng

Kính gửi Tiền phong online. Trước hết tôi rất tâm đắc với quý báo đã tổ chức bàn tròn trực tuyến để người dân đưọc thể hiện chính kiến của mình trong cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta dày công tìm biện pháp triệt phá.

Nhưng theo tôi chống tham nhũng cũng chính là chống lại chính bản thân mình, vậy để làm được việc này thì người chống tham nhũng phải là nguời có đạo đức tốt, có cái tâm trong sáng, phải đặt lợi ích quốc gia hơn là lợi ích cá nhân của mình, phải hiểu và xúc động thực sự với bao thế hệ cha anh đã hi sinh để có được độc lập ngày hôm nay.

Phần lớn tham nhũng rơi vào các cán bộ chủ chốt của các tổ chức kinh tế, pháp luật của nhà nước, họ đều là những Đảng viên.... Tôi biết hiện nay các quan chức đều thi nhau mua nhà, mua xe ôtô, vậy tiền họ lấy ở đâu ra mà nhiều như vậy? quan xã thì mua nhà ở huyện, quan huyện thì mua nhà ở tỉnh, quan tỉnh thì mua nhà ở thành phố, ở thành phố thì lại mua trang trại... họ mua để ở thì ít, đầu cơ, rửa tiền thì nhiều.

Trên địa bàn Hà nội có bao nhiêu nhà chung cư, biệt thự, đất người mua thực sự để ở, bao nhiêu mua để đầu cơ, trục lợi. Vì vậy theo tôi Chính phủ cần điều tra toàn bộ các căn nhà "bỏ hoang " này để tìm "chủ" đích thực của nó và tìm hiểu điều tra xem họ mua nhà, đất này nhằm mục đích gì? họ lấy tiền ở đâu ra để mua?.

Tôi được biết trong khu biệt thự Tây Hồ thuộc phưòng Quảng An quận Tây Hồ có 06 biệt thự đã xây thô xong có cùng một chủ với trị giá hiện hành gần 100 tỷ đồng, vậy họ là ai? tiền lấy đâu ra nhiều như vậy nhân đây tôi đề nghị cho tìm hiểu vấn đề này?

ĐÀO NHUNG, Email: nhungvnn@yahoo.com

Thế nào là tham nhũng ạ ?

Mấy ngày này cháu nghe thấy rất nhiều thông tin về 1 vấn đề , nó được nói trên các báo viết bào nói báo điện tử :" vấn đề phòng chống tham nhũng sao cho hiệu quả" Cháu chỉ vừa mới tốt nghiệp cấp 3 trong tháng 6 vừa qua ,cháu cũng chưa đi làm việc nên có thể nhận thức của cháu còn chưa sâu sắc mong các bác các ông đừng cười.

Tuy chưa có nhận thức cụ thể về nền kinh tế của nước nhà,nhưng cháu thầy bề ngoài đã không thoả đáng về một số vấn đề về kinh tế dễ dẫn đến sự tham nhũng:

 _Kinh tế phát triển ko đều về các ngành các nghề dẫn đến sự cạnh tranh ko lành mạnh. Các vấn đề kinh tế thì luôn gắn liền đi đôi đồng hành bổ sung cho nhau. Nên vì thế một vấn đề nhỏ trong nền kinh tế lớn cũng dẫn đến sự thay đổi đáng kể.

_Sự quản lí lỏng lẻo từ trên cho xuống dưới nhưng nguyên nhân của sự quản lí lỏng lẻo lại do những xử phạt khi những người có trách nhiệm phải chăng quá nhẹ.

_Nền kinh tế có nhiều thành phần cháu nghĩ ìt nhiều cũng ảnh hưởng bởi những điều luật về kinh tế của nước ta chưa rõ ràng đó là những điều cháu thấy cháu nghe và cháu cảm nhận. Từ chính gia đình cháu cháu thấy ba mẹ cháu là những người công dân tốt làm ăn chân chính nhưng sao gia đình cháu vẫn không khá cho lắm chỉ tằn tiện đủ ăn và tiền cho cháu ăn học mười mấy năm trời tại sao thế ạ?

Chắc tại ba mẹ cháu ko tham nhũng. Cháu nghĩ rằng cháu còn quá non trẻ để nói đến vấn đề lớn lao của đất nước nhưng cháu cũng là người dân của nước Viêt Nam, cháu thất thật bất công cho những người làm ăn chân chính cả đời họ cống hiến sức lao động để cho những kẻ tham nhũng ăn chặn.

Những vụ ăn chặn đó nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện và xử lí thì quá nhỏ,quá ít khi nhà nước nói thay đổi mức lương (cháu ko muốn nói là tăng lương vì thực ra chẳng tăng tí nào) thì hàng loạt các thứ khác trong sinh hoạt gia  đình cháu tăng lên rất nhanh từ mớ rau con cá cũng tăng lên đáng kể

_Cháu nghĩ là nên có 1 đạo luật quy định mức độ xử lí rõ ràng ko khoan dung với những người tham nhũng.Thông báo trên các đài làm sao đưa đến từng người dân giúp họ nhận thức rõ vấn đề này

_Làm sao điều chỉnh được mức giá sao cho hợp lí trong mọi lĩnh vực

_Có phạt thì đương nhiên phải có thưởng phân minh với những người phát hiện tham nhũng làm tốt nhiệm vụ của mình.

Những điều cháu ghi ở trên hoàn toàn xuất phát từ trong đầu của cháu, nếu có non trẻ mong các bác bỏ qua .Những vấn đề trên được giải quyết không phải dễ . Cháu chỉ có ý kiến thế thôi ạ mong các bác đọc.

Lương Văn Long, Email: hoanglonghn72@yahoo.com

Công tácchống tham nhũng là công viêc hết sức khó khăn và phức tạp. Tham nhũng làm chậm sự phát triển của xã hội, xói mòn niềm tin của dân vào Đảng. Do đó chúng ta cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa như:

 - Chống trực tiếp những người có chức vụ quyền hạn.

 - Cần có một cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Quốc Hội và các cấp chính quyền cơ sở, tập hợp giải quyết các đơn thư tố cáo của quần chúng.

 - Học tập kinh nghiệm của các nước thực hiện tốt công tác chống tham nhũng.

- Đổi mới công tác quản lý, điều hành trong bộ máy công quyền, gọn nhẹ, hiệu quả tránh chồng chéo.

- Tăng cường tuyền truyền những gương cá nhân dám đấu tranh chống tham nhũng trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Khuyến khích, bảo vệ, khen thưởng các quần chúng dám đấu tranh chống tham nhũng.

- Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta nói nhưng phải thực hiện dù rất khó khăn gian khổ để lấy lại niềm tin của dân vào Đảng và sự phát triển sống còn của đất nước.

Nguyễn Hồng Tân, Email: anhtan123@hotmail.com

Tham nhũng là một trong những quốc nạn trong xã hội chúng ta hiện nay. Để triệt để chống tham nhũng tôi xin có những đề nghị sau:

Thành lập các cơ quan chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương(xã ,phường)

- Cơ quan tổ chức,cán bộ được bổ nhiệm theo ngành dọc ,không có sự hiệp thương với địa phương khi bổ nhiệm cán bộ chống tham nhũng ( gọi chung là " cán bộ ") các cấp

- Cán bộ phải là có trình độ chuyên môn tốt, là người liêm khiết,dũng cảm ,có lối sống thanh bạch,phải được trã lương rất ưu đãi,được ưu tiên mua nhà ,đất để ổn định cuộc sống.

- Cán bộ phải được đại diện các tổ chức quần chúng tín nhiệm bằng phiếu kín hằng năm làm cơ sở để tăng lương,đề bạt chức vụ...

- Phải giao chỉ tiêu cho mỗi cán bộ các cấp: ví dụ : mỗi cá nhân cán bộ các cấp mỗi năm phải chống được 2 vụ tham nhũng ,nếu không đạt năm nào thì không được tính nâng lương năm đó.Được khen thưởng xứng đáng khi vượt chỉ tiêu ,hoặc chống các vụ tham nhũng có giá trị tài chính lớn.

 - Có qui chế làm việc riêng ,được quyền kiểm tra các đối tượng, cơ quan có biểu hiện tham nhũng bất cứ lúc nào ( phải được sư đồng ý của cán bộ cấp trên)

- Cán bộ phải là cộng tác viên với ít nhất 1 tờ báo để nắm thông tin về tham nhũng.
Trên đây là một vài y kiến đóng góp cho báo Tiền Phong Online trong chuyên mục "Chống tham nhũng thế nào cho hiệu quả"

Trần thị Loan, Email: Loan_lech@yahoo.com

Tôi chỉ là một công dân bình thường có đóng góp như sau: Rất nhiều người đã đóng góp cho dự luật nhưng một điều rất căn bản là liệu nó có đi vào cuộc sống? Hay nó vẫn chỉ là luật dành cho những người dân lành?

Theo tôi việc cơ bản nhất là những người đứng đầu mà gương mẫu thì mới làm được. Nếu như các vị lãnh đạo bất kể cấp nào công khai tài sản của mình cho mọi người thì tôi tin rằng tất cả cấp dưới không thể tham nhũng được.

Đây chỉ là ý kiến của tôi nhằm góp phần đóng góp cho dự luật. Xin gửi lời chào trân trọng.

Vũ Thị Hồng Thuý, Email: sweetbrown19804@yahoo.co.uk

Theo cá nhân tôi chúng ta chỉ có thể hạn chế mà ko thể chống được tham nhũng. Người ta tham khi nhận được tiền quá dễ dàng, do đạo đức của họ. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hạn chế bằng cách có những chính sách hợp lý, đầu tư vào các lĩnh vực cơ bản một cách hiệu quả tức là phải xác định lĩnh vực nào cần đầu tư, lĩnh vực nào ít, đầu tư có trọng điểm một cách hiệu quả, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ các bước thực hiện chứ ko phải tình trạng đem con bỏ chợ như hiện nay.

CÁc nhà hoạch định chính sách cũng cần phải được xem xét lại chứ tôi thấy rằng rất nhiều công trình ko nên xây dựng cứ xây dựng gây tốn hàng tỷ đồng ko đáng. Đồng thời đạo đức của cán bộ quản lý cần được xem xét lại, cần phải đào tạo lại. Rất nhiều cán bộ quản lý tha hoá vì sao ? Phải tìm ra nguyên nhân của nó để trị tận gốc tận rễ.

Ngoài ra chúng ta phải đầu tư cho trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Phải có 1 hệ thống giáo dục hoàn chỉnh. Ngày tôi học cấp 1 ko có sửa đổi chúng tôi vẫn học tốt, đạo đức chúng tôi vẫn tốt.

Ngày nay, mỗi năm sửa đổi 1 kiểu thì học sinh nắm bắt làm sao có thể tốt được. Đào tạo thì cần phải từ gốc rễ, muốn loại trừ được tham nhũng chỉ có cách đào tạo những trẻ em ngay từ bây giờ về đạo đức. Xin chân thành cảm ơn.

Vũ Thị Hồng Thuý, Email: sweetbrown19804@yahoo.co.uk

Tôi nghĩ rằng chống tham nhũng là một việc rất khó khăn vì nhiều nước còn phát triển hơn cả chúng ta nhưng ko thể chống lại tham nhũng. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hạn chế nó bằng cách giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng cơ bản, đầu tư đúng chỗ và có hiệu quả.

Hạn chế của nước ta hiện nay là các nhà hoạch định chính sách vẫn còn thiếu năng lực hoạch định, còn đưa ra nhiều dự án chính sách sai lầm ko đem lại hiệu quả mà lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nổi lòng tham và gây thất thoát NSNN đầu tư cho lĩnh vựa xây dựng cơ bản.

Theo cá nhân tôi, Chính phủ nên có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực này. Tôi thật sự ko hiểu đường đê Phú thượng làm tại sao lâu như vậy. Tôi là một sinh viên, hàng ngày đi học trên con đường Phú Thượng bằng xe bus. Hai năm nay, tôi thấy rằng con đường đó chỉ có đào lên rồi lại lấp xuống, từng mảng đường được đổ đang rất là đẹp, sau 1 thời gian lại bị bẩy lên.

Mỗi lần đi học qua, tôi thấy vô cùng đau xót nhìn con đường vừa được làm lại bị đào lên ko thương tiếc. Mỗi đoạn đường bị đào lên ấy là công sức của bao người công nhân, là tiền của của dân. Tôi ko hiểu về xây dựng nhưng tôi thấy vô cùng đau xót vì nhìn thấy từng mảng đường nằm đó. Tôi tưởng tượng rằng những mảng đường đó đang nhìn tôi oán thán vậy. Tôi đem vấn đề này bàn luận với bạn bè tôi thì bạn bè tôi nói rằng nếu như ko làm thế thì CN ko có việc làm, người ta làm gì có cửa để mà ăn nữa.

Tôi thật sự thấy buồn khi nghe được câu đó và tôi hi vọng đó ko phải là sự thật. Tôi mong các cơ quan có trách nhiệm giải thích cho tôi vấn đề này. CÁm ơn .

Nguyễn Quốc Việt, Email: nquocviet@yahoo.com

Tại sao chúng ta lại định hình thành một cơ chế là Ban Chỉ Đạo Chống Tham Nhũng, là một cơ chế hành chính, để chỉ đạo việc chống tội tham nhũng, vốn là công việc đặc thù của các cơ quan tiến hành tố tụng, được tuân thủ theo các quy trình tố tụng chặt chẽ như từ trước đến nay và mai sau cũng được thực hiện như vậy. Vậy thì quyền hạn của cơ chế trên thế nào? giả thiết hoặc là không có thực quyền hoặc đứng trên pháp luật hình thức về tố tụng. Nếu đây là một cơ chế hoạt động giống như các cơ quan khác, thì pháp luật nào đảm bảo, giám sát cho sự hoạt động của cơ quan này? 

Tại sao không thực hiện như Trung Quốc, Viện kiểm sát tiến hành điều tra án tham nhũng? Cơ chế phát hiện và xử lý tham nhũng được thực hiện đồng bộ của Cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm tra của Đảng. Như vậy vừa tránh chồng tréo, vừa đảm bảo việc tiết kiệm. Viện kiểm sát với cơ cấu tổ chức có sẳn ở 3 cấp với việc thực hành quyền công tố, nếu có thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm tham nhũng thì cũng không có gì đó là vượt quá thẩm quyền cả.

sinh vien truong DHTL, Email: dhtl_32c@yahoo.com

Theo toi duoc biet cac cong trinh thuy loi hien nay con tham nhung rat nhieu, nhat la nhung cong trinh dat va nam duoi nuoc. Cac cong trinh sau khi thi cong xong don vi thi cong, ban quan ly du an va thiet ke tu nghiem thu va ban giao cho dia phuong su dung.

Cac ben deu thong nhat và ky vao bien ban nghiem thu dua vao su dung. Nhung thuc te thi cong khong dung theo thiet ke, thi cong thieu kich thuoc Vi du ... Vay toi kien nghi Thanh tra nha nuoc khi thanh tra can kiem tra kich thuoc cong trinh da thi cong, nhat la cong trinh thi cong duoi nuoc Day la y kien cua toi, rat mong duoc su quan tam.

Vũ Hoàng, Email: vuhoangmaa@mail.com

Chủ tịch, Bí thư 64 Tỉnh thành phải báo cáo...

Chống tham nhũng như thế nào cho có hiệu quả? theo tôi có một nguyên nhân sâu xa là chúng ta làm chưa dứt điểm, không dứt khoát, nhiều vụ việc tham nhũng, nhân dân phát hiện được, báo chí cả nước nêu nhưng công tác giải quyết kéo quá dài.

Một số cán bộ đang giữ chức quyền khi bị phát hiện thì chạy chọt do quen biết nể nang,một số cấp có thẩm quyền không dám mạnh tay..gây dư luận xấu và mất lòng tin của dân vào những người thực thi... Theo tôi để chống tham nhũng có hiệu quả, Thủ tướng nên giao cho chủ tịch - Bí thư 64 tỉnh thành phải báo cáo Thanh tra chính phủ tất cả các vụ việc nổi cộm đã xảy ra trên địa bàn thuộc các vị quản lý, kể cả các doanh nghiệp trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Việc thất thoát tiền của nhà nước thông qua đầu tư xây dựng cơ bản , mua sắm trang thiết bị, quản lý vốn đầu tư..v..v. do nhân dân phát hiện hoặc báo chí đã nêu hay có đơn thư tố cáo từ 500 triệu đồng trở lên, các vụ việc này đã giải quyết chưa? Giải quyết đến đâu?bao giờ thì mới dứt điểm được? theo luật thanh tra khiếu nại tố cáo chúng ta làm như thế đúng chưa?

Trường hợp báo cáo thiếu, không đầy đủ các vị lãnh đạo đó phải chịu trách nhiệm một phần.Đây phải chăng cũng là một phần gắn trách nhiệm của những người đứng đầu.Đồng loạt giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, lấy lại niềm tin..

Chu Tuấn Quyết, Email: quyet_hau@yahoo.com

Tôi xin thử nêu một số giải pháp nhằm chống tham nhũng có hiệu quả.

1. Về lâu dài, muốn cơ bản chống được tham nhũng, muốn xã hội phát triển theo đúng hướng, phải minh bạch hoá được tài sản cá nhân. Xác định được xuất xứ tài sản để đưa loại "tiền bẩn" ra khỏi đời sống xã hội. Làm được như vậy thì tự khắc tham nhũng không còn chỗ đứng, xã hội sẽ phát triển đúng hướng, lành mạnh.

Tất cả các nước phát triển họ đều làm được như vậy. Đặc biệt trong điều kiện lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc đó-về kỹ thuật -là quá dễ. Tôi tin rằng đại bộ phận công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân đều mong muốn điều này. Vấn đề chỉ còn Đảng và Nhà nước có quyết tâm hay không thôi.

2. Trước mắt, nếu chưa minh bạch tài sản cá nhân được tất cả công dân thì nên tập trung vào đối tượng là cán bộ công chức nhà nước trong bộ máy công quyền. Cũng cần làm rõ chuyện này. Anh muốn làm công chức nhà nước thì phải vậy. Còn chưa muốn công khai tài sản thì không đủ tiêu chuẩn là cán bộ công chức trong bộ máy công quyền của Nhà nước. Việc này tưởng rõ như ban ngày, không cần phải bàn.

3. Tiền lương bình quân cho đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền (không gồm viên chức trong các cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công) phải ít nhất gấp 5 lần thu nhập bình quân của xã hội, tạo sức hấp dẫn người tài tham gia trong bộ máy công quyền của Nhà nước.

MỚI - NÓNG