Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương:

'Xử lý nghiêm là cách phòng ngừa tham nhũng hiệu quả'

Bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư (ảnh Như Ý)
Bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư (ảnh Như Ý)
TPO - Bà Lê Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, trong phòng chống tham nhũng một cơ quan không thể làm được tất cả, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Chỉ cần làm được một việc nhưng có tính chất lan tỏa, phòng ngừa tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả tốt.

Chiều 31/5, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Lê Thị Thủy cho rằng, trong công tác này một cơ quan không thể làm được tất cả, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng cấp, ngành theo chức năng nhiệm vụ của minh để vào cuộc.

“Nếu  chúng ta làm được một việc thôi nhưng có tính chất lan tỏa, phòng ngừa tốt thì sẽ tạo ra hiệu quả tốt. Việc xử lý nghiêm, cũng chính là cách phòng ngừa tốt, răn đe”, bà Thủy nói.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra, bây giờ lãnh đạo các địa phương làm việc khác hẳn so với trước. Họ cũng tự thấy rằng, trách nhiệm của mình đến đâu phải làm đến đó, “còn nếu vượt qua thẩm quyền, trách nhiệm thì có khi nghỉ cũng không yên. Cái này răn đe rất tốt”.

Từ đó, bà Thủy cho rằng, khi xây dựng dự luật này phải cân đối giữa cả việc phòng và chống cho phù hợp.

Vươn ”đến cấp sở, liệu thanh tra Chính phủ “có làm nổi”?

Về cơ quan kiểm tra tài sản thu nhập, bà Thủy cho rằng, việc giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra tài sản, thu nhập đến giám đốc sở là quá rộng, khó có thể làm nổi. “Tại sao không quy định theo hướng, Chính phủ làm trong phạm vi những người mà Thủ tướng bỏ nhiệm. Tương tự cấp tỉnh và cấp huyện do địa phương thực hiện”, bà Thủy đặt vấn đề.

Theo bà, quy định như trên vừa phân cấp, vừa gắn trách nhiệm của các cấp. Nếu nơi nào làm không tốt thì phải chịu trách nhiệm. Còn cơ quan cấp trên, có trách nhiệm theo dõi, tổng hơp thành kho dữ liệu về khê khai tài sản thu nhập chung trong cả nước, giúp địa phương về mặt nghiệp vụ.

“Tôi nói thật, việc thanh tra, kiểm tra về mặt tài sản là cực kỳ khó. Do đó, khi xây dựng quy định về kiểm tra tài sản cán bộ chúng tôi cũng chỉ quy định cán bộ trong diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, chứ không thể mở rộng. Bởi việc này rất nhạy cảm, nếu chúng ta không cẩn thận, nhất là trong quá trình làm để lộ các thông tin tài liệu thì có nhiều tác dụng ngược không lường được. Do đó khi làm phải hết sức thận trọng”, bà Thủy nói.

Bà cũng cho rằng, với một lực lượng như hiện nay mà Thanh ta Chính phủ “vươn” đến kiểm tra tài sản, thu nhập của cả giám đốc sở thì khó mà làm được. Đặc biệt vào những giai đoạn bầu bán, bỏ nhiệm, thường diễn ra đồng loạt, thì người đâu, lực lượng đâu để mà làm.

“Trong Cục phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ tối đa chỉ có 40 người. Riêng khối Chính phủ thuộc thẩm quyền Thủ tướng quyết định cũng đã quá nhiều rồi, làm đến các sở thì sao mà xuể”, bà Thủy cảnh báo.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.