Xử lý nghiêm vụ lộn xộn tiêu hủy hàng giả

Nhiều người tranh vào nhặt đồ trong buổi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Ảnh cắt từ clip.
Nhiều người tranh vào nhặt đồ trong buổi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Ảnh cắt từ clip.
TPO - Chiều qua (24/10), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã đưa ra ý kiến xử lý vụ lộn xộn trong tiêu hủy hàng giả, hàng nhái diễn ra tại Bộ này vào ngày 21/10.

Bộ KH&CN cho biết, trong những năm qua, Bộ đã nhiều lần thực hiện các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm, trong đó có nhiều vụ việc xâm phạm các nhãn hiệu nổi tiếng, góp phần thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính.

Ngày 21/10/2016, tại Bộ KH&CN, Thanh tra Bộ đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội (PC 46) tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Việc tiêu hủy được thực hiện bởi Hội đồng tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các cán bộ của Thanh tra Bộ KH&CN và PC 46, Công an thành phố Hà Nội (theo Quyết định số 104/QĐ-TTra của Chánh Thanh tra Bộ KH&CN) và cán bộ của Bộ KH&CN tham gia cắt, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm. 

Tại buổi tiêu hủy, lần đầu tiên đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật về sở hữu công nghiệp, gây ra dư luận xấu trong xã hội. Một số cán bộ, người lao động có liên quan đến việc tiêu hủy đã tự ý lấy hàng hóa vi phạm mang ra khỏi khu vực tiêu hủy. Trong sự cố nghiêm trọng này, Ban Tổ chức chưa thực hiện đúng quy trình, không đảm bảo công tác tổ chức, hướng dẫn, tuyên truyền để việc tiêu hủy được diễn ra đúng theo quy định pháp luật. Vụ việc này đã được đưa tin trên các phương tiện thông tin truyền thông.

Sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan báo cáo chi tiết về quy trình và cách thức tiến hành việc tiêu hủy hàng hóa; xác định các tổ chức và cá nhân có liên quan đến sự việc, đồng thời giao một đồng chí Lãnh đạo Bộ tổ chức cuộc họp ngay ngày làm việc đầu tiên của tuần để giải quyết sự cố này.

Lãnh đạo Bộ KH&CN đã yêu cầu Chánh Thanh tra Bộ, các thành viên Hội đồng viết báo cáo giải trình, làm rõ trách nhiệm cá nhân, các sai sót, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, thực thi trách nhiệm trong đợt tiêu hủy; các cá nhân có hành vi lấy hàng tiêu hủy tường trình về sự việc xảy ra; hoàn thành trước 17 giờ 00 ngày 25/10/2016.

Bộ KH&CN cũng yêu cầu lập danh sách những người đã lấy hàng hóa chưa tiêu hủy; yêu cầu các cá nhân phải trả lại hàng hóa chưa tiêu hủy trước 12h ngày 25/10 để tiếp tục tiêu hủy theo đúng quy định pháp luật.

Căn cứ vào các báo cáo tường trình và mức độ vi phạm, Bộ KH&CN sẽ xem xét kiểm điểm nghiêm khắc và có hình thức kỷ luật đối với từng tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật.

Bộ KH&CN cũng báo cáo sự việc và phương hướng giải quyết tới Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương. Kết quả xử lý sẽ được báo cáo kịp thời các cơ quan có thẩm quyền và thông tin kịp thời đến các cơ quan báo chí.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.