Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu cấp dưới tham nhũng

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu cấp dưới tham nhũng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Nhà nước sẽ bị xử lý trách nhiệm nếu để cấp phó, cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí. Đây là một trong những nội dung của Nghị định do Thủ tướng ký ban hành ngày 27/10.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu cấp dưới tham nhũng ảnh 1
Hình minh họa

Nghị định số 157/2007/NĐ-CP còn quy định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài, khi xử lý không nghiêm minh hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới

Những trường hợp người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm còn bao gồm không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện.

Tùy theo tính chất mức độ vi phạm chế độ trách nhiệm, người đứng đầu hoặc cấp phó phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm như trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, hình sự, trách nhiệm vật chất và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người đứng đầu và cấp phó được miễn, giảm nhẹ trách nhiệm nếu không thể biết hoặc đã làm hết trách nhiệm, áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác.

Việc miễn, giảm trách nhiệm được tính tới trường hợp do thiên tai, địch họa, các tai nạn rủi ro khác hoặc trường hợp bất khả kháng mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có biện pháp phòng chống và một số trường hợp khác.

Trái lại, người đứng đầu hoặc cấp phó sẽ bị tăng nặng trách nhiệm nếu báo cáo sai sự thật về tình hình thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, hoặc thiếu trung thực trong báo cáo, tường trình, tiếp thu phê bình, kiểm điểm hay cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác

Ngày 27/10, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP quy định các vị trí công tác trong các lĩnh vực, ngành, nghề phải định kỳ chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng.

Theo quy định của Nghị định này, việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là quy định bắt buộc, thường xuyên. Khi thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, công tâm, khoa học và hợp lý phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ; chống chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa cá nhân; không gây mất đoàn kết và không làm xáo trộn sự ổn định trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là 3 năm.

Những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật; khởi tố hoặc liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra; đang điều trị bệnh hiểm nghèo; đi học dài hạn hoặc cử đi biệt phái; cán bộ, công chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

Việc chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng các hình thức như định kỳ chuyển đổi công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc định kỳ chuyển đổi này chỉ được thực hiện bằng việc ban hành quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức bị chuyển đổi.

Nghị định nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức; không thực hiện chuyển vị trí công tác trái với chuyên môn nghiệp vụ đang làm hoặc đang phụ trách.

Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức phải được thông báo công khai cho cán bộ bị chuyển đổi đó biết trước 30 ngày tính từ khi bắt đầu chuyển đổi vị trí công tác.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.