Xuất hiện phích Trung Quốc có 'chất lạ'

Xuất hiện phích Trung Quốc có 'chất lạ'
Sau khi phát hiện những chiếc phích nước 'Made in China' có 'chất lạ' tại xã Tiên Phong, H.Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, PV đã khảo sát thị trường Hà Nội và phát hiện, loại phích với 'chất lạ' ở đáy này được bán tràn lan với giá khá rẻ.

> Bình nước Trung Quốc chứa chất lạ
> Tràn lan hàng Trung Quốc chứa chất độc gây ung thư

Không khó để tìm mua những chiếc phích “Made in China” ở chợ Đồng Xuân. Chỉ vài phút mặc cả với người bán, chúng tôi đã mua được những chiếc phích bề ngoài giống hệt những chiếc phích chứa "chất lạ" mà bà con ở xã Tiên Phong, H.Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam mới phát hiện gần đây. Chủ yếu là loại phích có dung tích 0,35 lít với giá chỉ 55.000 đồng/chiếc.

Chủ cửa hàng tên A.T cho biết nếu mua số lượng trên 20 chiếc, chỉ còn 50.000 đồng một chiếc. Loại dung tích lớn hơn, 0,5 lít thì giá bán 70.000 đồng/chiếc, mua nhiều chỉ còn 65.000 đồng.

Người bán hàng tên Th. ở chợ Đồng Xuân cho biết phích nước loại này có mặt ở chợ Đồng Xuân ít nhất là 3 năm nay.

Hộp chiếc phích có ghi dòng chữ tiếng Anh “High grade vacuum flash” (tạm dịch: Phích nước chân không chất lượng cao), không ghi nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu, đáy hộp ghi rõ “Made in China”.

Gói chất lạ được buộc sơ sài trong một chiếc túi tìm thấy dưới đáy phích
Gói chất lạ được buộc sơ sài trong một chiếc túi tìm thấy dưới đáy phích.

Chiếc phích làm bằng hợp chất, bề ngoài sáng như nhôm nhưng cực kỳ nhẹ. Có nắp, phần nhựa ở trên miệng phích để khi nhấn tay vào nước chảy ra. Lắc nhẹ chiếc phích có thể thấy rõ tiếng kêu lạo xạo ở dưới đáy.

Không hề mất chút công sức nào, chúng tôi lấy đầu mũi kéo lay nhẹ vào phần đáy chiếc phích, phần đáy đã bung ra, chất lạ được buộc sơ sài trong một cái túi nilon rơi xuống.

Chất lạ gây mùi khó chịu từ trong đáy phích
Chất lạ gây mùi khó chịu từ trong đáy phích.

Chúng tôi đã thử mở phích và ngửi thấy ruột phích có mùi rất khó chịu, cảm giác nôn nao, đau đầu.

Phần chất giống như bột có màu nâu cà phê, mềm, mịn như cát và khi ngửi cũng thấy có mùi khó chịu không kém. Phần chất lạ này chỉ được buộc trong một cái túi nilon rất đơn giản. Khi lắc mạnh tay chiếc phích nhiều lần, phần nilon này dễ dàng bung ra.

Khác với kết cấu của phích thông thường

Theo một kỹ sư phòng Quản lý chất lượng của một công ty chuyên về bóng đèn, phích nước, cấu tạo của ruột phích được làm bằng lớp thủy tinh mạ Nitơrát bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt.

Bên ngoài là lớp vỏ bằng kim loại hoặc bằng nhựa. Chính giữa là chân không để không bị truyền nhiệt. Sau khi hút hết không khí để tạo chân không, nhà sản xuất hàn đáy bình thủy tinh lại, tạo thành "nốt ruồi" thủy tinh ở đáy bình, nếu nốt bị vỡ, không khí tràn vào, giữa 2 thành của ruột bình sẽ bình mất tác dụng. Ngoài ra, để bình không bị vỡ, phần đáy bình giữa lớp trong và ngoài là đệm mút cao su.

“Việc thay lớp đệm cao su bằng chất bột là hơi lạ. Khả năng đây là loại bình chất lượng kém, nhà sản xuất Trung Quốc dùng lớp bột thay thế cao su để hạ giá thành. Tuy nhiên, việc đặt chất lạ vào bên trong có thể gây phát tán ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao. Nếu thẩm thấu vào nước có thể gây mất an toàn, độc hại cho người sử dụng. Muốn biết đây là chất gì cần phải đưa đến phòng thí nghiệm hóa học để kiểm tra”, vị kỹ sư này nói.

Chất lạ trông giống như cát

Đó là nhận định sơ bộ ban đầu của tiến sĩ Trần Thượng Quảng, Viện kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội về chất lạ dưới đáy phích Trung Quốc.

Tiến sĩ Quảng cho hay, nguyên lý hoạt động của những chiếc phích nước giữ nhiệt này phải có lớp chân không. Nhà sản xuất phải rút toàn bộ không khí trong phích ra, đảm bảo vỏ ngoài của chiếc phích thật kín để nhiệt không thể tản ra ngoài. Nhưng việc này đảm bảo kỹ thuật cao và giá thành cao.

“Túi cát có thể giảm tỏa nhiệt. Thứ nữa, nhiệt truyền từ nước vào túi cát rồi giữ ở đó, khiến tay chúng ta sờ vào phích lúc nào cũng thấy ấm, ta tưởng là nước trong phích nóng. Đó là một sự đánh lừa người tiêu dùng”, ông Quảng nói.

Theo Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.