Xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo gặp khó khăn

Nhiều người dân ở huyện Thạch Thành từng bị lừa khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Ảnh: Hoàng Lam
Nhiều người dân ở huyện Thạch Thành từng bị lừa khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Ảnh: Hoàng Lam
TP - Sau hai năm đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giúp người dân ở các huyện nghèo giảm nghèo, kết quả đạt được còn quá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.
Nhiều người dân ở huyện Thạch Thành từng bị lừa khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Ảnh: Hoàng Lam
Nhiều người dân ở huyện Thạch Thành từng bị lừa khi làm thủ tục xuất khẩu lao động. Ảnh: Hoàng Lam.

Thanh Hóa là một trong ba tỉnh được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) tổ chức triển khai thí điểm hoạt động xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo. Bước đầu, số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài là 1.411 người, tại các thị trường Trung Đông, Lybia, Malaysia. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng thì con số này còn quá khiêm tốn so với nguồn nhân lực lao động dồi dào tại các địa phương.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp được Cục Quản lý Lao động ngoài nước Bộ LĐ- TB&XH giới thiệu về tỉnh này phối hợp tuyển lao động ở các huyện nghèo chưa nhiệt tình với địa phương, chưa bám sát các xã, thôn, bản để tư vấn cho người lao động.

Trong khi đó, ở tất cả các xã, huyện nghèo chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động, nên việc tuyển chọn gặp nhiều khó khăn.

Ông Lương Văn Bường- Chủ tịch UBND huyện vùng cao Mường Lát cho biết: “Sau hai năm huyện Mường Lát mới có hơn 30 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo chương trình này. Trong khi đó, mục tiêu của huyện đề ra là mỗi năm đưa được 150 người đi xuất khẩu lao động”.

Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo huyện nghèo chưa thực sự vào cuộc, chưa xác định đây là giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo nhanh, bền vững.

Ở Thanh Hóa cũng xảy ra một số vụ việc tiêu cực như: doanh nghiệp tuyển dụng, thu tiền của người lao động, nhưng không đưa lao động đi làm ở nước ngoài được. Rồi có cả số lao động phải về nước trước thời hạn, nhưng doanh nghiệp không giải quyết dứt điểm, hoặc lao động bị tử vong bên nước sở tại, nhưng không được giải quyết kịp thời. Vấn đề vay vốn đối với lao động không thuộc diện hộ nghèo, hộ chính sách… cũng làm ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo.

Một thực tế đang tồn tại ở Thanh Hóa là chất lượng lao động thấp, tỷ lệ viêm gan B cao (chiếm trên 30% tổng số lao động sơ tuyển).

Ông Lê Quang Tích- Phó Giám đốc Sở LĐ - TB& XH Thanh Hóa khẳng định: “Số lao động được các doanh nghiệp tuyển đi học định hướng xuất khẩu lao động thì nhiều, nhưng số lượng được xuất cảnh thì ít và phải chờ đợi lâu, nên lao động bỏ về, không tiếp tục tham gia đi xuất khẩu với số lượng lớn.

Trong khi, kinh phí hỗ trợ cho công tác tuyên truyền cũng như hỗ trợ cho người tham gia trực tiếp vận động nhân dân tham gia đi xuất khẩu lao động phân bổ chậm cũng đã ảnh hưởng nhiều đến công tác xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo...”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG