Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng

TPO - Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là một lãnh tụ của phong trào công nhân Việt Nam, cuộc đời ông gắn với hoạt động của giai cấp công nhân và bản thân ông rất yêu lao động, yêu khoa học kỹ thuật. Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại TPHCM hiện lưu giữ nhiều hình ảnh kỷ vật về cuộc đời Chủ tịch Tôn Đức Thắng.  

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).  Năm 1906  ông lên Sài Gòn học việc và làm thợ.  Năm 1912 ông tổ chức cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ - nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), phong trào này đã được công nhân Ba Son hưởng ứng. Sau đó, ông bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon và  tham gia phản chiến trên chiến hạm France tại Biển Đen năm 1919.

Năm 1920 Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp, về Sài Gòn, thành lập Công hội bí mật, lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, tháng 8 năm 1925. Cuối năm 1929 ông bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Barbier, bị kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Năm 1945,   Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam và năm 1946 ông là Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam.

Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 1 Gia đình Chủ tịch Tôn Đức Thắng kinh tế khá giả nhưng ông chọn con đường đi hoạt động cách mạng
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 2 Bức ảnh tư liệu quý về tuổi trẻ Tôn Đức Thắng
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 3 Xưởng Ba Son hiện vẫn còn hoạt động
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 4
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 5
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 6 Bị đày ra Côn Đảo nhưng Tôn Đức Thắng đã biến Côn Đảo thành nơi hoạt động truyên truyền cách mạng

Năm 1955 ông được bầu làm  Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam. Năm 1960   Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1969 ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đất nước hòa bình thống nhất, năm 1976 ông được bầu là  Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là Chủ tích nước đầu tiên của Việt Nam thống nhất sau nhiều năm bị chia cắt vì chiến tranh. 

Năm 1980 Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời vào ngày 30/3 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch. Cuộc đời của ông gắn với phong trào công nhân, ông rất yêu lao động và tự tay mình làm những công việc trong gia đình. 

Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 7 Chiếc rương gỗ Tôn Đức Thắng sử dụng trong giai đoạn 1915-1919 khi là một người thợ
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 8  Đoàn đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn và đồng chí Tôn Đức Thắng làm Phó Trưởng đoàn thăm Pháp năm 1946. Trong ảnh là phó đoàn Tôn Đức Thắng,
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 9 Bộ sưu tập đồ nghề làm mộc và sửa xe do Chủ tịch Tôn Đức Thắng sưu tầm và sử dụng lúc ở Việt Bắc và khi về Hà Nội. Mỗi khi sử dụng xong, ông đều lau chùi sạch sẽ và cất vào trong hộp gỗ. Bác Tôn tự tay sửa chữa xe đạp cho mình và con cháu cũng như các đồng chí phục vụ, cảnh vệ, 
Xúc động bộ sưu tập về Chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh 10 Đôi giày đi thể dục của Chủ tịch Tôn Đức Thắng sử dụng từ năm 1970-1980. Vì đôi giày chật so với chân bác Tôn nên bác đã cắt bỏ mũi giày để đi cho vừa, đồng thời tự tay bác Tôn sơn đôi giày thành màu đen để sử dụng được bền hơn. 
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.