Y tế tuyến dưới yếu kém trong xử lý sốt xuất huyết

TP - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, có 18 ca (chiếm 81%) trong 22 ca tử vong do sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam từ năm 2013 đến tháng 10/2015 điều trị tại tuyến dưới không thành công. 

Thời gian trung bình bệnh nhân phải nằm viện tại tuyến dưới là 33 giờ, trước khi được chuyển đến bệnh viện tuyến cuối. Đa số khi đến được tuyến cuối thì bệnh nhân đã quá nặng, không thể cứu sống.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tỷ lệ người lớn tử vong do sốt xuất huyết đã xấp xỉ gần bằng tỷ lệ tử vong ở trẻ em. 

Có 4 trường hợp tử vong liên quan việc y tế cơ sở chẩn đoán nhầm sốt xuất huyết với bệnh lý khác. “Người lớn mắc sốt xuất huyết vẫn có thể bị biến chứng nặng chứ không chỉ ở trẻ em. Có những cơ sở y tế vẫn chưa chú trọng điều trị sốt xuất huyết cho người lớn, vì cho rằng ít khi có những ca bệnh nặng”, ông Châu nói.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến- Trưởng khoa hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, trong 10 trường hợp sốt xuất huyết tử vong trong 9 tháng đầu năm ở phía Nam, 9 trường hợp điều trị tại y tế cơ sở nhưng thất bại.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, đến nay, toàn thành phố có 12.224 ca sốt xuất huyết nhập viện, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2014.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.