Yêu cầu tập trung thanh tra tình trạng báo hoá tạp chí điện tử
TPO - Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Sở TT&TT các địa phương yêu cầu khi xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2020 cần tập trung vào các vấn đề gây bức xúc xã hội, trong đó có tình trạnh báo hoá tạp chí, trang thông tin điện tử và tình trạng sách nhiễu doanh nghiệp…

Trả lời chất vấn ấn tượng của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Giữ chủ quyền trên không gian mạng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Facebook và Google chưa thực hiện như Luật An ninh mạng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đại biểu hỏi nhiều vấn đề, xin phép trả lời sau
Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về giang hồ mạng 'Khá Bảnh'?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) – Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký văn bản số 4074/BTTTT-TTra gửi Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng công tác thanh tra chuyên ngành TT&TT năm 2020.
Văn bản nêu rõ, nhằm triển khai công tác thanh tra chuyên ngành TT&TT có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo hiệu quả cao, Bộ TT&TT đề nghị các Sở TT&TT xây dựng kế hoạch và triền khai công tác thanh tra năm 2020 theo hướng: tỷ trọng số cuộc thanh tra theo kế hoạch là 65% và khoảng 35% số cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm.
Bên cạnh đó, cần tập trung thanh tra đối với các vấn đề đang gây bức xúc trong xà hội như: Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm qua đường bưu chính; Văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của cơ quan báo chí, tình trạng sách nhiễu doanh nghiệp; Tình trạng báo hóa tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội; Hoạt động liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản; Quảng cảo lừa đảo, sai sự thật; Cuộc gọi rác, tin nhắn rác, sim rác;...
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quà công tác thanh tra, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động giám sát, tận dụng các nguồn lực, phương tiện trang thiết bị kỹ thuật của các Cục thuộc Bộ nhằm phát hiện các dấu hiệu vi phạm để chấn chỉnh, nhấc nhở kịp thời. Đồng thời xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được nhắc nhở, cảnh báo đến lần thứ hai nhưng vẫn cố tình tiếp tục vi phạm.
Mặt khác, phối hợp với các cơ quan công an để điều tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm có tác động, ảnh hưởng tiêu cực lớn đối với xã hội, gây thiệt hại cho người dân…
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Bộ TT&TT để kịp thời được hướng dẫn.
Ngày 8/11 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khoá 14, trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Thị Phương Thảo về tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử làm gia tăng hiện tượng gây sách nhiễu đối với các cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương, cùng nhiều biểu hiện tiêu cực khác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đây là hoạt động sai Luật Báo chí.
Bộ trưởng Bộ TT&T cũng thông tin thêm, hiện việc quản lý báo chí thông qua tôn chỉ, mục đích, vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản, mà mỗi cơ quan chủ quản đều có lĩnh vực hoạt động của mình. Thứ hai, trong luật ghi tạp chí khác báo chí ở chỗ, tạp chí tập trung vào chuyên ngành và định kỳ. Vừa qua có tình trạng một số tạp chí xa rời việc này, cũng đi điều tra, làm phóng sự, đưa tin thời sự, chính trị… như vậy là đi vượt quá tôn chỉ, mục đích cũng như quy định về tạp chí.
Cùng chuyên mục

Đảm bảo giao thông xuyên suốt trên các tuyến đường phục vụ Đại hội XIII

Sôi nổi ngày hội hiến máu Chủ nhật Đỏ ở tỉnh Bắc Kạn

Hà Nội ô nhiễm trầm trọng: Thúc tiến độ hỗ trợ thu đổi xe máy cũ nát

Cần Thơ bắn pháo hoa tại 6 điểm đêm giao thừa Tết Tân Sửu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự phiên họp trù bị Đại hội XIII của Đảng

Mang Tết ấm đến với người nghèo ở miền Tây xứ Nghệ

Công nhân bật khóc khi công ty gỗ rộng 5.000m2 bị lửa nhấn chìm

Nguyên nhân gối cao su tại tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên bị rớt
Nguyên nhân gối cao su tại tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên bị rớt