Yêu cầu Vĩnh Phúc báo cáo Thủ tướng vụ 'rừng phòng hộ thành nghĩa trang'

Rừng phòng hộ núi Ngang có bị xoá sổ bởi nghĩa trang?
Rừng phòng hộ núi Ngang có bị xoá sổ bởi nghĩa trang?
TPO - Ngày 15/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo liên quan đến vấn đề lấy đất rừng phòng hộ làm nghĩa trang, tại khu vực núi Ngang, xã Bồ Lý (huyện Tam Đảo).

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí nêu và báo cáo Chính phủ trước ngày 10/3 tới.  Trong văn bản này, Văn phòng Chính phủ cũng gửi cho các bộ NN&PTNT, TN&MT.

Trước đó, báo Tiền Phong và nhiều cơ quan báo chí khác đã phản ánh, tỉnh Vĩnh Phúc có chủ trương cho phép doanh nghiệp lấy hơn 150 ha rừng phòng hộ để làm nghĩa trang tập trung. Đơn vị đề xuất là Cty Bình Minh Xanh, với tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Trước thông tin trên, nhiều người dân tại địa phương đã ký đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng và các cơ quan báo chí, để phản đối về dự án án trên; trong đó có nhiều nghi ngờ mục tiêu hướng đến của dự án là lượng khoáng sản phong phú nằm dưới khu rừng phòng hộ này. Rất nhiều chuyên gia lo ngại và đặt vấn đề thẩm quyền chấp thuận chủ trương việc lấy đất rừng hơn 150 rừng phòng hộ của Vĩnh Phúc.

Sau khi báo chí vào cuộc, với lý do “để đảm bảo ổn định trật tự xã hội”, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có tờ trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh này, về việc cho dừng chủ trương nghiên cứu triển khai lập quy hoạch xây dựng khu nghĩa trang “ăn” đất rừng phòng hộ tại xã Bồ Lý.

Trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ NN&PNTT Hà Công Tuấn cho rằng, việc tỉnh Vĩnh Phúc dừng chủ trương trước phản ứng của dư luận để xem xét lại là cần thiết. Đến nay, cũng chưa có văn bản, hồ sơ nào của Vĩnh Phúc gửi Bộ, xin ý kiến về vấn đề trên. 

“Phó Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu báo cáo với tỉnh Vĩnh Phúc; nếu có yêu cầu Bộ kiểm tra, xem xét chúng tôi sẽ triển khai”- ông Tuấn nói.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.