7 thói quen 'giết' chiếc xe của bạn

7 thói quen 'giết' chiếc xe của bạn
Có những thói quen thường ngày tưởng như vô hại nhưng kỳ thực đang “giết dần giết mòn” xế yêu của bạn.

7 thói quen 'giết' chiếc xe của bạn

Có những thói quen thường ngày tưởng như vô hại nhưng kỳ thực đang “giết dần giết mòn” xế yêu của bạn.

Hãy tham khảo và cùng tránh để xe bạn luôn trong tình trạng “sức khoẻ tốt”.

1. Không sử dụng phanh tay

Vì thế bằng việc sử dụng phanh tay, bạn sẽ góp phần duy trì tuổi thọ của hộp số
Vì thế bằng việc sử dụng phanh tay, bạn sẽ góp phần duy trì tuổi thọ của hộp số.
 

Nếu bạn dừng xe trên dốc, hoặc thậm chí ở chỗ đất bằng mà không sử dụng phanh tay, bạn sẽ dồn toàn bộ trọng lượng của xe lên hộp số. Trong hộp số lại chỉ có duy nhất một cái chốt nhỏ giúp giữ cho xe đứng yên. Vì thế bằng việc sử dụng phanh tay, bạn sẽ góp phần duy trì tuổi thọ của hộp số.

2. Chuyển từ số lùi sang tiến khi xe chưa dừng hẳn

Không ít người thường tiết kiệm thời gian tại khu đỗ xe bằng cách chuyển từ số lùi sang số tiến hoặc ngược lại khi xe chưa dừng hẳn. Với vài giây có vẻ là nhanh hơn này, bạn sẽ rút bớt vài tháng tuổi thọ của hộp số.

3. Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Việc rà phanh liên tục sẽ làm má phanh nóng lên và nhanh bị hao mòn.

4. Quên thay dầu

Bạn cần thay dầu cho xe sau khi đi khoảng 8.000 km
Bạn cần thay dầu cho xe sau khi đi khoảng 8.000 km.
 

Bạn cần thay dầu cho xe sau khi đi khoảng 8.000 km. Đây là việc cần phải làm bởi sau khi vận hành một thời gian dài, dầu sẽ bị cặn và mất tác dụng bôi trơn cho động cơ.

5. Rửa động cơ bằng cách phun nước ở áp suất cao

Nước phun mạnh sẽ cuốn bụi bẩn đi nhưng cũng khiến không ít bộ phận quan trọng trong động cơ bị lỏng hoặc bật ra.

6. Khởi động xe không đúng cách

Nhiều người thường vội vàng đi luôn ngay khi xe vừa khởi động. Điều này sẽ khiến động cơ nhanh bị hao mòn do phải làm việc nhiều trong khi chưa thật sẵn sàng.

7. Tháo hết hoặc chạy đến cạn kiệt xăng

Không nên tháo hết hoặc chạy cạn kiệt đến hết xăng
Không nên tháo hết hoặc chạy cạn kiệt đến hết xăng.
 

Nếu để xăng trong bình cạn kiệt mà chúng ta vẫn cố tình chạy thì không khí sẽ bị lọt vào trong hệ thống cung cấp nhiên liệu. Trong lần nạp nhiên liệu tới thì sẽ có một thời gian xe hoạt động không ổn định vì khi đó thành phần hỗn hợp nhiên liệu có thể bị thay đổi đột ngột.

Theo PL&XH, Eva

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.