Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti
TPO - Thương hiệu Bugatti luôn được coi là viên kim cương xanh nước Pháp.
John W. Shakespeare
John W. Shakespeare.

Những chiếc siêu xe mang thương hiệu này thường dẫn đầu các cuộc bán đấu giá, như chiếc Type 41 Royale sản xuất năm 1931 bán được gần 10 triệu đô la, lập kỷ lục chiếc xe đắt nhất thế giới và giữ vững kỷ lục này trong suốt hai thập kỷ.

Hay trong tháng năm này, một chiếc coupe 1936 Type 57SC Atlantic từng giành chiến thắng tại giải đua Pebble Beach Concours d’Élégance được bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá 28 triệu đô, theo ông Katie Hellwig, phát ngôn viên của Gooding & Company, công ty tổ chức cuộc bán đấu giá này.

Nhưng không phải lúc nào người đam mê sưu tập xe cũng phải chi đậm để có được những chiếc Bugatti. Tháng ba năm 1964, trong một thương vụ ít được biết tới, 30 chiếc Bugattis được đưa lên tàu hàng tại một thị trấn nhỏ ở Illinois, cách thành phố St. Louis, Mỹ, khoảng 105 km về phía đông để bán cho một nhà sưu tập tại Pháp với giá chỉ 85.000 đô la, kể cả phí vận chuyển, số tiền tương đương 600.000 đô la thời nay.

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 2

Người bán là John W. Shakespeare, một người thừa kế bảnh trai, giàu có đam mê thể thao và tốc độ, doanh nhân trong lĩnh vực dầu mỏ, bất động sản và phân phối ô tô. Sưu tập các mẫu xe Bugatti cũng là một trong các sở thích của ông.

Bên mua là Fritz Schlumpf, một doanh nhân sừng sỏ từng buôn than trước khi chuyển sang ngành dệt may. Đầu những năm 1930, ông cùng người anh trai thâu tóm gần hết các nhà máy dệt sợi trong vùng Alsace rộng lớn của nước Pháp.

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 3

Thương vụ được môi giới bởi hai người hâm mộ Bugatti, Hugh Conway, người sáng lập câu lạc bộ Bugatti ở Anh, hỗ trợ liên lạc giữa hai bờ Đại Tây Dương và Bob Shaw, một thành viên câu lạc bộ Bugatti sống tại Wheaton, Illinois, giúp hai bên thực hiện các cuộc đàm phán. Giờ đây, khi đã 79 tuổi, ông Shaw vẫn lưu giữ thư từ đàm phán giữa hai bên mua và bán.

Sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng, cuối cùng thương vụ được hoàn tất vào ngày 30-3-1964, 30 chiếc Bugatti được đưa lên ba toa tàu hàng chuyên chở ô tô, tới cảng New Orleans, đi đường biển tới Le Havre, Pháp tới Mulhouse rồi được giao cho ông Schlumpf.

Đưa chiếc Bugatti Type 35A lên tầu hàng
Đưa chiếc Bugatti Type 35A lên tầu hàng.
Đưa chiếc Type 57S lên tầu, đằng sau là chiếc Bugatti Royale
Đưa chiếc Type 57S lên tầu, đằng sau là chiếc Bugatti Royale.
ông Shakespeare chia tay chiếc limousine Type 41 Royale Park Ward
Ông Shakespeare chia tay chiếc limousine Type 41 Royale Park Ward.

Trong bộ số những chiếc Bugatti, ông Shakespeare thích nhất chiếc limousine Type 41 Royale Park Ward. David Gulick, một nhiếp ảnh gia hồi đó, đã chụp được bức ảnh ông bịn rịn đứng cạnh, sờ vào biểu tượng con voi của chiếc xe lần cuối, trước khi chia tay bộ sưu tập của mình.

Một chiếc Type 55 roadster, ngày nay có giá hơn một triệu đô la
Một chiếc Type 55 roadster, ngày nay có giá hơn một triệu đô la.
Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 8
Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 9
Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 10
Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 11

Trong hơn mười năm sau đó, ông Schlumpf tiếp tục làm ăn bất hợp pháp để có tiền đổ vào sưu tập những chiếc xe, và thuê những chuyên gia về phục chế nguyên trạng, năm 1977, khi công nhân các nhà máy dệt biểu tình, họ phát hiện một “kho báu” khổng lồ: 600 chiếc xe sáng loáng trong đó có hơn 122 chiếc Bugattis.

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 12

Anh em nhà Schlumpf sau đó bị kết tội gian lận và trốn thuế, với mức án bốn năm tù, nhưng họ không phải ngồi tù ngày nào do kịp đào tẩu sang Thụy Sỹ, trước khi qua đời trong năm 1992, ông Fritz Schlumpf mới có dịp thăm lại bộ sưu tập xe đồ sộ của mình một lần.

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 13

Về phần mình, Shakespeare cũng có định mệnh nghiệt ngã, trong năm 1975, ông bị sát hại tại nhà riêng ở Illinois. Cảnh sát điều tra các nghi phạm tại 10 bang ở Mỹ và ba nước khác nhưng cho tới nay thủ phạm vẫn chưa được tìm ra.

Chuyện lý thú về một thương vụ Bugatti ảnh 14

Phần lớn những chiếc Bugatti trong bộ sưu tập của ông Schlumpf được trưng bày tại những La Cité de l’Automobile, Bảo tàng quốc gia Pháp, bảo tàng Schlumpf ở Mulhouse, Pháp. Năm 1981 tòa tối cao Pháp quyết định sung công bộ sưu tập này và trưng bày trong bảo tàng tại Mulhouse. Nhưng câu chuyện về những chiếc Bugatti của ông chưa dừng lại ở đó.

Chiếc Bugatti T40 đời 1927 từng thuộc bọ sưu tập của ông John W. Shakespeare
Chiếc Bugatti T40 đời 1927 từng thuộc bọ sưu tập của ông John W. Shakespeare.
Chiếc Type 40 đời 1940 này từng thuộc về ông John W. Shakespeare, giờ đây nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng Mullin
Chiếc Type 40 đời 1940 này từng thuộc về ông John W. Shakespeare, giờ đây nằm trong bộ sưu tập của bảo tàng Mullin.

Năm 2008, Peter Mullin, doanh nhân tại California muốn mở bảo tàng ô tô Art Deco tại Oxnard, Calif, đã mua 62 chiếc xe trong bảo tàng ở Mulhouse. Ông Mullin bán đi khoảng một nửa trong số đó, phần còn lại, trong đó có sáu chiếc Bugatti từng thuộc về ông Shakespeare, được đưa lên tàu biển chuyển về Mỹ.

Theo New York Times

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.