Làm gì khi xe máy của bạn vừa lội nước?

Làm gì khi xe máy của bạn vừa lội nước?
Tất cả xe máy được thiết kế không phải để lội nước, hầu hết các bộ phận của xe chỉ hoạt động tốt trong điều kiện khô ráo.

Làm gì khi xe máy của bạn vừa lội nước?

> 3 rủi ro khiến xe tay ga 'chết' trong mưa

Tuy nhiên, cũng có những chiếc xe có thể đi qua được đoạn đường ngập sâu đến tận yên, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn sẽ là rất lớn nếu không được bảo dưỡng ngay sau đó.

Nếu xe có chạy tốt qua đoạn đường ngập nước thì sau đó cũng phải bảo dưỡng ngay
Nếu xe có chạy tốt qua đoạn đường ngập nước thì sau đó cũng phải bảo dưỡng ngay.
 

Xe máy của bạn không nổ được khi qua những đoạn đường ngập nước, việc đầu tiên ta làm là lau và làm sạch bugi để xe có thể nổ được trở lại. Đây là công việc khá đơn giản, nhưng không phải là cách tốt để khắc phục tốt xe ngập nước.

Việc lau bugi chỉ giải quyết được máy nổ tạm thời. Muốn máy không bị ảnh hưởng thì phải thay dầu ngay. Vì trong xe máy bộ điều chỉnh áp suất (các-te) bao giờ cũng có lỗ cân bằng áp suất. Lỗ này phải thường xuyên hút và đẩy không khí ra để áp suất trong và ngoài máy được cân bằng.

Chỉ cần nước ngập qua lỗ cân bằng áp suất là sẽ bị hút vào trong. Vậy nên, nhiều xe ngập nước vẫn nổ tốt nhưng thực tình nước đã chui vào trong máy. Thậm chí, kể cả khi nước ngập các-te, máy vẫn có thể nổ được.

Song nước sẽ làm cho dầu bị hỏng trong vòng vài ngày (dầu bị mất hết độ nhớt) dẫn đến các bộ phận khác như biên, xi lanh, đầu bò… cũng hỏng theo.

Thêm nữa, với việc hệ thống điện bị nước tấn công, chiếc xe của bạn hoàn toàn có thể bị cháy, nổ dẫn đến việc toàn bộ hệ thống điện phải thay mới.

Vì vậy, để khắc phục đối với chiếc xe bị ngập nước nặng và tránh chiếc xe bị hỏng hơn bạn nên chịu khó dắt xe đến đại lý gần nhất và thực hiện một số biện pháp sau.

Tháo bu-gi lau thật khô rồi lắp trở lại. Khóa xăng và xả hết số xăng cũ còn đọng lại trong bộ chế hòa khí.
Xả toàn bộ dầu trong khoang máy, vệ sinh khoang máy bằng loại dầu nhớt chuyên dụng. Cuối cùng là thay dầu mới để đảm bảo không còn một chút nước nào còn sót lại trong khoang máy.

Sấy khô và làm sạch các đầu mối trong hệ thống điện. Các tạp chất trong nước ngập thường rất nhiều và thường bám vào các mối tiếp xúc trong hệ thống điện, do vậy nếu không làm sạch sẽ dẫn đến các mối nối bị ăn mòn hoặc ô xy hóa trong quá trình sử dụng.

Làm khô hệ thống phanh của xe để giảm thiểu khả năng bị chai má phanh, sử dụng mỡ hoặc dầu máy để tẩy sạch tạp chất dính trên xích, chân phanh và cần khởi động.

Tóm lại, để tốt cho chiếc xe, bạn nên tránh những đoạn đường ngập nước, nếu bất đắc dĩ phải đi qua thì nên đi số thấp, kéo ga đều (không được phép giảm ga). Khi xe có chạy tốt qua đoạn đường ngập nước đó thì sau đó cũng phải thay dầu, còn nếu chết máy thì phải mang xe ra thợ để rửa máy ngay.

Theo Phunutoday

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.