Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe

Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe
Tiến hành các vụ tai nạn thử nghiệm chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều các thử nghiệm mà một chiếc xe mới phải trải qua để được cấp giấy thông hành trên thị trường. Song đây là phần thú vị và gây cấn nhất.

Hàng năm, người đam mê xe hơi luôn háo hức trước những thiết kế xe tuyệt vời của các nhà sản xuất được tiết lộ tại các triển lãm xe trên thế giới. Họ chờ đợi, rồi thất vọng vì cả vài năm sau đó cũng không thấy chúng được đi vào sản xuất.

Đó là bởi vì trước khi một mẫu xe mới bất kỳ có thể đến tay người tiêu dùng, nó phải trải qua quá trình thử nghiệm khắt khe nhằm đảm bảo chắc chắn về độ an toàn, tin cậy và phù hợp với nhu cầu của công chúng về xe hơi.

Hiểu biết của công chúng về các thử nghiệm xe có thể nói là không nhiều, phần đông chúng ta có lẽ quen thuộc với những video thử nghiệm va chạm chuyển động chậm mà các hãng xe đưa ra để quảng cáo rằng xe của họ an toàn.

Nếu bạn là người hâm mộ dòng xe thể thao tính năng cao, chắc hẳn bạn cũng quen thuộc với cảnh những cỗ máy khoẻ khoắn bóng bẩy ngấu nghiến những con đường trải nhựa uốn lượn ở Đức hoặc Nhật Bản. Song thử nghiệm xe còn nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thấy thú vị khi biết những điều sau đây.

1. Thử nghiệm va chạm là thế nào?

Phần đông người tiêu dùng sẽ ưu tiên chọn một chiếc xe được cho là sẽ bảo vệ cả gia đình khi không may gặp nạn. Do đó, nhiều hãng xe hơi quảng cáo rằng xe của họ đạt độ an toàn “5 sao”, đạt điểm tuyệt đối…

Vậy, bên cạnh chiêu tiếp thị tuyệt vời đó, những thông tin về độ an toàn kiểu như thế thực sự có ý nghĩa gì? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên biết rằng thực sự có hai cơ quan tiến hành các thử nghiệm va chạm để xác định mức độ an toàn của chiếc xe.

Đó là Uỷ ban quản lý an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) – cơ quan đại diện của Chính phủ Liên bang sẽ thực hiện những đánh giá về nhiều tính năng an toàn mà chúng ta thường công nhận như dây đai an toàn và bảng điều khiển có lót đệm…

Cơ quan thứ hai là Viện bảo hiểm an toàn đường bộ (IIHS) được hỗ trợ bởi các công ty bảo hiểm xe hơi lớn trên thế giới.

Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe ảnh 1

Trên thực tế, cả hai cơ quan này sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, trong đó, thủ tục kiểm tra va chạm cũng hơi khác nhau. NHTSA đánh giá xe theo thang điểm 5 sao (như chúng ta bắt gặp khi xem quảng cáo).

Chẳng hạn, đánh giá va chạm từ phía đầu xe, đi từ mức thấp nhất là 1 sao (nghĩa là 46% hoặc cao hơn cơ hội gây thương vong trong tai nạn), đến mức cao nhất là 5 sao (cơ hội gây tổn thương nghiêm trọng khi xe gặp nạn chỉ là 10% hoặc ít hơn).

Trong khi đó, IIHS đưa ra đánh giá cuối cùng bằng những cụm từ: Kém, Trung bình, Chấp nhận được và Tốt. Những đánh giá này được đưa ra sau khi chiếc xe trải qua lần lượt các thử nghiệm va chạm: đến từ phía trước khi xe di chuyển với tốc độ lên đến 64,4 km/h, các va chạm từ mạn sườn xe và các thử nghiệm xe trong điều kiện rung lắc mạnh.

2. Các thử nghiệm tạo âm thanh cho xe điện

Bạn biết đấy, việc chạy quá êm của xe điện có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ và các xe cùng lưu thông. Bởi đôi khi dựa vào âm thanh của một chiếc xe bạn có thể xác định việc chiếc xe đang đến gần, hoặc là nó đến từ hướng nào?

Trong khi, thực tế là xe điện gần như im lặng khi tham gia giao thông và điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Do đó, các mẫu xe hơi chạy điện ngày nay được nhiều hãng xe nghiên cứu để cấp thêm thiết bị tạo âm thanh cho động cơ.

Một trong những đặc điểm làm cho động điện trở nên hấp dẫn là vì chúng không ồn ào như động cơ đốt trong. Tuy nhiên, để an toàn thì chúng cần thêm tiếng ồn nhân tạo song đòi hỏi phải dễ nghe.

Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe ảnh 2

Bạn đã nghĩ công việc thử nghiệm xe chỉ dành cho những tay lái cừ khôi có khả năng điều khiển xe ở các góc độ khó và di chuyển với tốc độ chóng mặt? Hay cần bạn phải là một kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm để đánh giá về khả năng kỹ thuật của chiếc xe? Câu trả lời sau đây sẽ khiến bạn thấy vui.

3. Người bình thường cũng là chuyên gia

Khi nhà sản xuất có một chiếc xe đặc biệt và nó có thể tác động lên hành vi của lái xe, họ sẽ tuyển mộ các nhóm lái thử xe rộng rãi từ công chúng. Được lái thử bởi đa dạng người, đa dạng tính cách, chiếc xe đó có nhiều cơ hội để bộc lộ ưu nhược điểm.

Những nghiên cứu kiểu này diễn ra rộng rãi và tốn kém, nhưng giúp cho các nhà sản xuất xác định tính khả thi của chiếc xe cũng như thị trường ưu tiên của nó trước khi được bán rộng rãi ra công chúng.

General Motors đã áp dụng phương pháp này khi tiến hành thí nghiệm chiếc xe điện EV1. Tuy rằng đã thất bại, song nhờ đó mà nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho dòng xe điện vào năm 2006.

Xe điện có tăng tốc đủ nhanh để di chuyển ngoài quốc lộ? Phạm vi di chuyển của xe là bao xa, để tránh việc hết pin giữa đường? Người lái có sẵn sàng thay đổi để thích ứng với những hạn chế của xe điện? Tất cả vấn đề đó đi đến một câu hỏi: Đã có một thị trường đủ lớn cho dòng xe này chưa? Nhiều cá nhân may mắn được mời lái thử EV1 sau đó đã hết sức ngạc nhiên khi nghe tin GM huỷ bỏ chương trình thử nghiệm và cho phá huỷ những chiếc xe.

Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe ảnh 3

Lạc quan hơn General Motors, Nissan đã được lợi từ những đóng góp của công chúng lái thử xe điện Leaf vào năm 2009 – 2010. Hãng xe hơi Nhật Bản có thể đưa ra ước tính của LEAF là sẽ đi được bao xa với một lần sạc pin.

Tuy nhiên, chỉ khi chạy thử nghiệm trong thực tế bởi nhiều người và trong nhiều điều kiện thực tế mới cho phép Nissan thu được con số chính xác nhất cho điều mà người mua thực sự mong đợi.

Vì lý do nào đó, phần lớn chúng ta thường rất hay tò mò và quan tâm đến các tai nạn xe hơi, cho dù nó đã xảy ra cách đây vài tuần, hay mới đây, thậm chí là chứng kiến nó xảy ra. Sau đó, chúng ta cảm thấy tồi tệ với cảm giác buồn thảm. Cũng là lẽ thường. Bạn có biết, có một nơi khác mà chúng ta có thể tận mắt chứng kiến vụ tai nạn mà không có mặc cảm tội lỗi?

4. Giả định chiếc xe của bạn bị phá vỡ

Trong các va chạm giả định, họ sử dụng người nộm ngồi ở vị trí người lái và giả làm hành khách. Họ sẽ quay video trong khi thực hiện thí nghiệm, sau đó các video sẽ được xử lý để thấy tai nạn xảy ra ở tốc độ bình thường bằng các chuyển động chậm và những chuyển động chậm cận cảnh của người nộm, nhằm mục đích cho chúng ta quan sát dễ dàng hơn.

Năm điều bạn chưa biết về thử nghiệm xe ảnh 4

Bạn có thể hình dung người nộm bị trọng thương như thế nào trong các va chạm như vậy cũng có thể xảy ra với người thực. Những người nộm bằng nhựa đã làm vai trò của nó rất tốt trong các tình huống thử nghiệm xe hơi, không phải là không giống như thật, song trước đây, một kiểu thử nghiệm truyền thống rùng rợn sau đây được sử dụng khá phổ biến.

5. Dùng tử thi để giả định tai nạn

Trong một quảng cáo, chúng ta lấy làm lạ trước cảnh camera quay chậm để nắm bắt những gì đang xảy ra với hàng nghìn mảnh kính và thép tông vào một rào cản bất động ở tốc độ cao. “Người nộm”, rõ ràng là vô tri vô giác, bị văng ra như búp bê.

Một cảnh quay y như thật, song đó là quảng cáo, chúng ta thở phào nhẹ nhõm và có lẽ âm thầm cảm ơn người nộm cao su đã giúp đỡ cho dịch vụ của họ.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người không nhận ra, đó là một cơ thể người thật - chính xác là tử thi - đã đóng một vai trò quan trọng trong các thử nghiệm giả định va chạm trước đây. Ngay nay, họ vẫn làm, mặc dù không còn được sử dụng nhiều như trước.

Theo autonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG