Nissan thừa nhận giả mạo kết quả thử nghiệm phát thải khí

TPO - Nissan đã trở thành nhà sản xuất ôtô tiếp theo của Nhật Bản thừa nhận các dữ liệu quản lý sản phẩm giả mạo, khiến xe Nhật dần mất đi danh tiếng về chất lượng.

Ngày hôm qua (9/7), hãng Nissan đã thông báo, một đánh giá nội bộ các bài kiểm tra tiết kiệm nhiên liệu và phát thải khí tại nhà máy của Nissan ở Nhật Bản cho thấy nhân viên kiểm tra của công ty đã sử dụng "các giá trị đo lường đã bị thay đổi" trong báo cáo kiểm tra phát thải khí. Các bài kiểm tra cũng "đã lệch khỏi môi trường kiểm thử quy định", Nissan cho biết thêm.

Lần đánh giá này cũng cho thấy tất cả các mẫu xe của họ đều tuân theo các tiêu chuẩn phát thải và an toàn Nhật Bản. Mẫu xe ngoại lệ duy nhất là mẫu xe thể thao hai cửa Nissan GT-R, vì mẫu xe này chỉ được sản xuất với số lượng rất ít, ông Nick Maxfield, người phát ngôn của Nissan cho biết. Nissan cũng cho biết các vấn đề giả mạo lần này không ảnh hưởng đến kết quả đo về mức tiết kiệm nhiên liệu.

Nissan đã bắt đầu điều tra về việc giả mạo các kết quả đo và họ đã thuê một công ty luật của Nhật Bản, Nishimura & Asahi, để giúp họ lần này. Cuộc điều tra sẽ kéo dài trong 1 tháng, ông Maxfield cho biết.

Nissan thừa nhận giả mạo kết quả thử nghiệm phát thải khí ảnh 1 Nissan là một trong 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản.

Nissan, một trong 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản, là biểu tượng cho khả năng đưa ra các sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng của đất nước này. Vào tháng 10 năm ngoái, Nissan đã phải ngừng hoạt động của các nhà máy tại Nhật Bản và triệu hồi 1,2 triệu chiếc xe sau khi họ phát hiện quy trình kiểm thử xe đã không được thực hiện bởi các kỹ thuật viên không có chứng nhận.

Cách đây hai năm, Mitsubishi và Suzuki cũng đã thừa nhận việc sử dụng các phương pháp không phù hợp vào các bài kiểm tra mức độ tiết kiệm nhiên liệu. Và một hãng xe Nhật khác là Subaru cũng cho biết các nhân viên của họ đã thực hiện sai việc kiểm thử xe hồi tháng 10 năm ngoái.

Xét rộng hơn, trong những năm gần đây, rất nhiều công ty có nhà máy ở Nhật Bản gặp vấn đề về an toàn và chất lượng. Nổi bật nhất là nhà sản xuất túi khí Takata đã liên quan đến hàng chục vụ tai nạn chết người, dẫn đến "làn sóng" triệu hồi lớn nhất trong lịch sử. Năm ngoái, công ty này đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ và Nhật.

Hồi tháng 11 năm ngoái, công ty thép Kobe đã cho biết nhân viên của công ty dã giả mạo dữ liệu chất lượng trong nhiều năm, và các công ty Nhật khác cũng đang đua nhau đánh giá lại vấn đề kiểm tra chất lượng của họ.

Theo Theo The New York Times
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.