Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017

TPO - Công nghệ giúp các sản phẩm phát triển hơn, và trong ngành ôtô cũng vậy. Đây là 5 công nghệ ôtô đột phá của năm có thể sẽ được áp dụng rộng rãi lên nhiều mẫu xe trong tương lai gần.

Mazda Skyactiv-X - Công nghệ động cơ Skyactiv-X của Mazda

Các nhà sản xuất luôn phải tìm những phương pháp mới lạ, thông minh để giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải toàn cầu. Hãng xe Infiniti đang chuyển hướng sang nghiên cứu các tỉ số nén biến thiên để giúp tăng hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhưng Mazda đã tiến trước một bước với động cơ xăng Skyactiv-X của họ.

Không giống các động cơ xăng truyền thống, sử dụng bu-gi đánh lửa, Mazda đã phát triển nên một phương pháp mới có tên “Khởi động kiểm soát đánh lửa SCCI” (Spark Controlled Compression Ignition), được tạo ra nhằm tối ưu hóa điểm đánh lửa tốt nhất. Nó cũng cho phép chuyển đổi liền mạch giữa đánh lửa bu-gi và đánh lửa bằng sức nén tùy thuộc vào các điều kiện.

Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017 ảnh 1 Động cơ Skyactiv-X mới sẽ trang bị trên các xe Mazda trong thời gian tới.

Theo Mazda, phương pháp độc quyền này sẽ mang lại ưu điểm của cả động cơ xăng lẫn động cơ Diesel. Các nhà sản xuất khác có thể thử thực hiện ý tưởng tương tự nhưng sẽ có những hạn chế khi vận hành khiến cho công nghệ này sẽ gây ra các vấn đề - điều mà Mazda đã tránh được bằng cách cho phép hệ thống Skyactiv-X họat động như một động cơ đánh lửa bằng bu-gi truyền thống khi cần.

Động cơ mới này có thể giúp tiết kiệm từ 20 đến 30% nhiên liệu so với các động cơ Skyactiv-G hiện tại. Khi được sử dụng cùng với hệ thống siêu nạp, nó cũng có thể tăng được mômen xoắn cực đại lên 10 - 30% so với các động cơ Skyactiv hút khí tự nhiên. Động cơ này rất được mong chờ sẽ ra mắt cùng mẫu xe Mazda 3 phiên bản của năm 2019.

 Toshiba SCiBTM – Công nghệ pin SCiBTM của Toshiba

Tuy công nghệ này có tên hơi khó nhớ nhưng Toshiba khẳng định họ đã tiến rất gần tới sự thành công trong công nghệ pin SCiBTM mới. Pin ion siêu nạp hiện tại đã không còn được sử dụng trên các mẫu xe Mitsubishi i-Miev và Honda Fit EV nhưng pin SCiBTM thế hệ mới vẫn được xây dựng trên nền tảng đó với cực dương được làm từ ô-xít titanium-niobium.

Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017 ảnh 2 Công nghệ pin mới của Toshiba.

Theo nhà sản xuất Nhật Bản này, cực dương với vật liệu mới có thể mở cánh cửa đến khả năng sạc siêu nhanh, cho phép các xe điện hiện nay đi 320 km chỉ với 6 phút sạc. Công nghệ này sẽ giúp sạc nhanh hơn 3 lần so với công nghệ hiện tai. Toshiba đã có bản mẫu 50 Ah có thể giữ lại được 90% dung lượng sau 5000 vòng sạc/xả - tương đương với 14 năm sử dụng liên tục – và công nghệ sạc siêu nhanh đã được chứng minh là có thể hoạt động ở nhiệt độ -10 độ C.

Sạc nhanh đương nhiên rất hấp dẫn nhưng có một số vấn đề với SCiBTM. Một là nó không giúp xe đi được khoảng cách xa hơn so với pin hiện tại; hai là nó cũng không giúp chúng ta tránh được các sự cố liên quan pin khi gặp tai nạn. Các vấn đề đó sẽ vẫn còn cho đến khi các loại pin thể rắn được sử dụng đại trà.

Audi AI Drive – Hệ thống lái xe trí tuệ nhân tạo của Audi

Hỗ trợ lái xe bán tự động đang là công nghệ phát triển rất nhanh hiện nay nhưng Audi đã có một bước tiến rất lớn trong việc phát triển hệ thống lái xe trí tuệ nhân tạo (AI Drive). Xuất hiện lần đầu trên mẫu xe cao cấp Audi A8, hệ thống đã đạt mức tự động lái cấp độ 3 và vẫn tuân thủ theo pháp luật – đây là mẫu xe đầu tiên.

Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017 ảnh 3 Công nghệ lái tự động Audi AI.

Hệ thống có tên Trafic Jam Pilot này dựa vào sóng siêu âm, radar và các cảm biến laser cùng với hệ thống camera để giúp giải phóng “lái xe” khỏi vô-lăng. Khi nhấn vào nút chức năng, chiếc xe sẽ quét toàn bộ xung quanh để tạo điệu kiện tốt nhất cho việc lái xe tự động. Hơn hết, nhà sản xuất cũng sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho tất cả các tai nạn gây ra bởi hệ thống này.

Sau khi quét nhanh một lượt, chiếc xe sẽ nhận quyền điều khiển, phanh và tăng tốc lên 60 km/h. Người lái hoàn toàn có thể bỏ tay lái ra khỏi vô-lăng và đọc báo. Tất nhiên, người lái có thể lấy lại quyền điều khiển bất cứ lúc nào.

CSIRO carbon-fibre - Sợi carbon CSIRO

Sợi carbon rất khỏe và nhẹ, điều đó giúp nó trở thành vật liệu lý tưởng cho các nhà sản xuất ôtô sáng tạo nên những cách mới và thông minh để tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao hiệu suất. Vật liệu này cũng rất đắt, thường chỉ được trang bị trên các siêu xe và trong các thử nghiệm điện đắt đỏ.

Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017 ảnh 4 Vật liệu sợi carbon sẽ được ứng dụng nhiều trong sản xuất ôtô.

CSIRO, một tổ chức nghiên cứu của Australia, đã hợp tác cùng Đại học Deakin tìm ra một phương pháp mới để sản xuất hàng loạt các tấm sợi carbon với giá hợp lý. “Dây chuyền quay ướt” sử dụng một hỗn hợp rất dính các chất hóa học, quay thành 500 sợi riêng lẻ - mỗi sợi còn mỏng hơn tóc người. Các sợi này sẽ được thành một cuộn và có hình như một cuộn băng trước khi được nướng trong các lò carbon hóa.

Sản phẩm cuối sẽ là sợi carbon. CSIRO đã được cấp bằng sáng chế cho quá trình sản xuất, điều này có thể giúp việc sản xuất đại trà các tấm carbon rẻ và dễ dàng hơn. Dĩ nhiên, những chiếc xe nhẹ hơn sẽ thường chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Sea water to hydrogen – Biến nước biển thành khí Hidro

Hidro là chất phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng trên trái đất, nó chỉ tồn tại dưới dạng các hợp chất. Để tách nó ra khỏi các hợp chất này sẽ cần mất rất nhiều năng lượng và chúng ta hiện nay cũng đang thiếu các thiết bị sản xuất, dự trữ, vận chuyển và bán khí Hidro.

Top 5 công nghệ đột phá trên ôtô trong năm 2017 ảnh 5 Hidro sẽ là một nguồn năng lượng thay thế mới cho các nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, một bài viết được đăng trên tạp chí Energy and Environmental Science đã đề xuất rằng có một chất mới có thể giúp tách Hidro trực tiếp từ nước biển, điều này giúp cho khí Hidro trở thành một nguồn năng lượng thay thế mới cho các nhiên liệu hóa thạch. Một tấm phim titan đi-ô-xít siêu mỏng với các lỗ nano đươc mạ molypđen sulfua có thể hoạt động như một chất xúc tác mặt trời, khai thác năng lượng mặt trời để phân tách nước biển thành 2 phần: khí Hidro và nước.

Yang Yang, người đứng đầu của nhóm nghiên cứu này đã nói rằng nhóm này đã “mở ra một cánh cửa mới cho việc phân tách nước ngoài thực tế, chứ không chỉ là nước trong phòng thí nghiệm”.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".