Sự thật hàng trăm học sinh bất ngờ bị ...lấy máu

Sự thật hàng trăm học sinh bất ngờ bị ...lấy máu
TPO - Gần đây, có dư luận phản ánh, hàng trăm học sinh trường THCS Châu Tiến và THCS Châu Hồng (huyện miền núi Qùy Hợp, Nghệ An) “bị lấy máu” bất ngờ, gây hoang mang vùng núi hẻo lánh này.

Sự thật hàng trăm học sinh bất ngờ bị ...lấy máu

Nhiều trường cho học sinh hoãn thi vì rét

> Thầy và trò bị siết trong vòng kim cô thi cử

TPO - Gần đây, có dư luận phản ánh, hàng trăm học sinh trường THCS Châu Tiến và THCS Châu Hồng (huyện miền núi Qùy Hợp, Nghệ An) “bị lấy máu” bất ngờ, gây hoang mang vùng núi hẻo lánh này.

Thầy Nguyễn Trọng Tài- Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Vinh
Thầy Nguyễn Trọng Tài- Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Vinh .
 

Thông tin gây xôn xao dư luận trong những ngày qua rằng ngày 20/12, Ban giám hiệu Trường THCS Châu Tiến và Châu Hồng (thuộc huyện Qùy Hợp) “thừa lệnh” của Chủ tịch UBND xã và Trạm y tế hai xã nói trên, cho đoàn y, bác sỹ của Trường ĐH Y khoa Vinh (Nghệ An) lấy máu học sinh mà không giải thích lý do. Cô giáo ở đây còn dọa, nếu em nào không cho lấy phải nộp 50 ngàn đồng và hạ loại hạnh kiểm.

Dư luận còn cho rằng, trước khi lấy máu, các em đều được cân trọng lượng, em nào khỏe thì rút hai cánh tay, em nào yếu thì rút máu từ một cánh tay. Nhiều em bị ngất ngay khi lấy máu và được chuyển đến trạm y tế xã cấp cứu. Hết kim tiêm nên cả nhóm hàng chục em đều dùng chung một cái. Lấy máu ra, sau đó được bơm vào cái bao như bàn tay, rồi nhiều bàn tay góp lại đầy xô, đầy xô này, họ mang lên xe cất, tiếp tục lấy xô khác…

Sự thật hàng trăm học sinh bất ngờ bị ...lấy máu ảnh 2
Sự thật hàng trăm học sinh bất ngờ bị ...lấy máu ảnh 3
Quyết định phê duyệt đề tài n/c khoa học của UBND tỉnh Nghệ An
Quyết định phê duyệt đề tài n/c khoa học của UBND tỉnh Nghệ An.
 

Đi tìm sự thật

Trước dư luận đang làm hoang mang tới cuộc sống đồng bào các dân tộc ít người khu vực miền tây Nghệ An nói chung, huyện miền núi Qùy Hợp nói riêng, phóng viên Tiền phong đã phản ánh với ông Nguyễn Trọng Tài, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Vinh thì được ông cho biết: Đây là chương trình nằm trong Quyết định phê duyệt danh mục Đề tài , dự án khoa học- công nghệ cấp tỉnh Nghệ An năm 2012 của UBND tỉnh Nghệ An. Đề tài có tên: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tể học bệnh Thalassemia và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dân tộc Thái và Mông tỉnh Nghệ An” đã được thông qua Hội đồng khoa học chuyên ngành “chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Trong quá trình triển khai và nghiên cứu đề tài, Trường ĐH Y khoa Vinh được sự hỗ trợ của Bệnh viện Nhi Trung ương nên về mặt kỹ thuật rất chặt chẽ. Được biết, gần đây đồng bào các dân tộc khu vực miền tây Nghệ An, nhất là hai dân tộc Thái và Mông mắc chứng bệnh này (Thalassemia) rất nhiều, nhưng do địa phương không có điều kiện nghiên cứu chữa trị nên bệnh nhân phải đưa ra chữa trị ở các bệnh ở Hà Nội. Nguyên nhân gây ra bệnh, là do một số đồng bào có tập quán lấy nhau cận huyết thống..

Chiều 6/1, trao đổi với chúng tôi, ông Kim Văn Hường, Chủ tịch UBND xã Châu Hồng cho biết, sau khi có quyết định của UBND tỉnh Nghệ An giao cho Trường ĐH Y khoa Vinh nghiên cứu đề tài khoa học này với mục đích vì sức khỏe cộng đồng, nhất là đồng bào dân tộc Thái và Mông trên địa bàn Nghệ An. Trước khi đến làm việc với xã, đoàn đã được các cấp, các ngành ủng hộ, đồng ý, khi đó xã mới trực tiếp đưa họ sang làm việc với nhà trường và đã được nhà trường đồng ý. Tuy nhiên, do quá trình xuống cơ sở lấy máu xét nghiệm, một vài giáo viên và một số ít phụ huynh học sinh chưa được nghe phổ biến nội dung cụ thể nên chưa hiểu và hiểu nhầm vấn đề để rồi phản ánh không đúng sự việc. Một số thông tin dư luận cho rằng, hôm đó có một số em lấy máu nên phải cấp cứu Trạm y tế xã là hoàn toàn không đúng sự thật.

Còn thầy giáo Lũ Xuân Chầm, Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Tiến khẳng định: biết được ý nghĩa việc nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng của y, bác sỹ trường ĐH Ykhoa Vinh, nhà trường liền tiếp thu tinh thần của UBND tỉnh Nghệ An, huyện Qùy Hợp cũng như các phòng ban liên quan nên đã tạo mọi điều kiện cho đoàn lấy máu xét nghiệm. Trong quá trình lấy máu không xẩy ra bất cứ một vấn đề gì, không có em học sinh nào phải vào trạm xá cấp cứu.

Học sinh trường THCS Hồng Tiến
Học sinh trường THCS Hồng Tiến.
 

Ông Nguyễn Cảnh Phú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Vinh, Chủ tịch Hội đồng nhóm nghiên cứu đề tài này khẳng định: Việc đoàn cán bộ y, bác sỹ của Trường ĐH Y khoa Vinh về hai xã Châu Tiến và Châu hồng để lấy máu các em học sinh là có thật. Tuy nhiên, trước khi về lấy máu, đoàn đã làm việc với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế huyện Qùy Hợp, UBND xã Châu Tiến, Châu Hồng, Trạm y tế xã, Ban giám hiệu Trường THCS Hồng Tiến và đã được các đơn vị này ủng hộ nhiệt tình.. Trước khi lấy máu xét nghiệm, đoàn đã sàng lọc rất kỹ lưỡng, tất cả đều tự nguyện, không ai ép các em học sinh, mỗi học sinh được lấy máu xét nghiệm chỉ 2 mmlít(2cc) chứ không phải 4 đến 5 như dư luận phản ánh. Mỗi em học sinh được bác sỹ dùng riêng một kim tiêm lấy máu. Dụng cụ bảo quản máu rất chuyên biệt, công nghệ bảo quản hiện đại, không có chuyện bỏ trong xô. Hiện đã lấy được 1.200 mm lít máu từ các em học sinh dân tộc Thái, Mông của hai huyện miền núi Qùy Hợp và Kỳ Sơn. Tất cả số máu đó đã được chuyển ra Hà Nội để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.

Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch UBND huyện Qùy Hợp cho biết, đoàn cán bộ y, bác sỹ của Trường ĐH Y khoa Vinh đã tiến hành các bước để lấy máu xét nghiệm, phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học mang tính chất vì sức khỏe cộng đồng, ấy là vấn đề rất nhân văn. Trước khi lấy máu, họ đã làm rất đúng quy trình và chúng tôi đã đồng ý. Tuy nhiên, do đặc thù vùng núi, địa bàn đi lại khó khăn nên công tác tuyên truyền chưa đầy đủ và đã làm cho một số phụ huynh học sinh hiểu nhầm; Từ đó đã dẫn đến dư luận không tốt cho địa phương và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của đồng bào nơi đây.

Ông Hoàng Văn Hảo, Phó GĐ Sở Y tế Nghệ An, cho biết: Đây là một đề tài khoa học cấp tỉnh và được UBND tỉnh Nghệ An giao cho Trường Đại học Y khoa Vinh nghiên cứu đề tài khoa học. “Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống”. Bởi trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An tình trạng hôn nhân cận huyết khá phố biến, gây hậu quả nghiêm trọng cho nòi giống sau này nên tỉnh Nghệ An có chủ trương và giao cho Trường ĐH Y Khoa Vinh thực hiện đề tài này”.

                                                                                                   Phan Sáng

Theo Viết
MỚI - NÓNG