Báo động án mạng học đường

Học sinh nhập viện sau một vụ đâm chém
Học sinh nhập viện sau một vụ đâm chém
TP - Trong vòng một tuần qua, công an và ngành GD-ĐT Lâm Đồng đã 2 lần họp khẩn với hiệu trưởng các trường trên địa bàn tỉnh này để bàn biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường (BLHĐ) liên tiếp xảy ra thời gian qua gây chết người.

 >> Bạo lực học đường vào tầm ngắm của Quốc hội
 >> Liên tiếp nữ sinh đánh nhau, tung clip lên mạng
 >> Nên có trường ‘đặc biệt’ cho nữ sinh đánh nhau

Học sinh nhập viện sau một vụ đâm chém
Học sinh nhập viện sau một vụ đâm chém . Ảnh: Kim Anh

Án mạng liên tiếp

Ngày 11-11, Hội nghị Phòng, chống BLHĐ tại Sở GD – ĐT Lâm Đồng đã phát tín hiệu báo động khẩn cấp về tình trạng này. Bởi từ đầu năm học 2010 – 2011 đến nay đã xảy ra 21 vụ học sinh (HS) đánh nhau có sử dụng hung khí, trong đó có 7 vụ nghiêm trọng gây thương vong. Đặc biệt, trong vòng một tháng qua liên tiếp diễn ra các vụ học sinh đâm chém, đe dọa thầy cô giáo.

Gây bàng hoàng dư luận là vụ Vũ Minh Bắc (SN 1993, đã bỏ học) dùng dao đâm chết một HS lớp 9A5 của trường THCS Gia Hiệp và vụ nhóm HS lớp 9 trường THCS Quang Trung đâm chết một HS lớp 8 trường THCS Tây Sơn. Gần đây nhất, ngày 30- 10, HS Phạm Trọng Phúc (lớp 12B6, trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt) dùng dao đe dọa cô giáo Nguyễn Thị Thanh Kiều trong giờ học…

Dẫu chưa đến mức phổ biến, song tệ nạn ngoài xã hội cũng thâm nhập vào một bộ phận thầy cô giáo, đó là việc các thầy giáo tụ tập nhậu nhẹt, đánh chửi nhau lác đác xảy ra gây phản cảm và ảnh hưởng xấu tới HS.

“Ngoài xã hội có tệ nạn gì thì môi trường học đường cũng tương tự, từ ma túy, giết người, cướp của, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản, đánh nhau gây rối trật tự công cộng…”, Trưởng Công an TP Đà Lạt Nguyễn Đức Nghĩa nhận định.

Quẩn quanh trách nhiệm

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng, phần lớn giáo viên chỉ quan tâm dạy chữ mà chưa dạy HS cách làm người. Do vậy, khi vi phạm pháp luật xảy ra trong nhà trường thì thường bị động, lúng túng. Công tác quản lý HS ở một số trường còn lỏng lẻo, không ít HS bỏ giờ, nghỉ học nhưng giáo viên không kịp thời để uốn nắn, nhắc nhở.

Đại diện Công an tỉnh cho rằng công tác quản lý, giáo dục HS cá biệt ở nhiều trường chưa tốt. Vì sợ ảnh hưởng đến thành tích, nên nhà trường chưa thường xuyên cung cấp cho công an danh sách HS cá biệt để phối hợp quản lý. Đến khi HS vi phạm pháp luật rồi nhà trường mới báo tin cho công an đến giải quyết hậu quả.

Công an tỉnh đề nghị Sở GD – ĐT phải có hình thức xử lý trách nhiệm của ban giám hiệu của các trường giấu thông tin các vụ vi phạm pháp luật, đồng thời yêu cầu các trường thường xuyên kiểm tra đột xuất để ngăn chặn việc HS mang hung khí tới trường.

Trong khi đó, một số hiệu trưởng lại cho rằng, BLHĐ có một phần trách nhiệm của gia đình HS, như chưa thực sự gương mẫu, thiếu quan tâm giáo dục con cái và có tâm lý “khoán trắng” cho nhà trường.

Một số công an xã, phường chưa chủ động, quan tâm giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan HS, SV cũng như các cơ sở kinh doanh có tác động trực tiếp đến môi trường học tập, vui chơi giải trí của HS, SV; chưa thực hiện đầy đủ việc thông báo các vi phạm pháp luật của HS, SV cho nhà trường, gia đình. Việc quản lý HS, SV ở trọ trên địa bàn chưa chặt chẽ…

MỚI - NÓNG