Tranh cãi xung quanh đề thi Vật lý

Tranh cãi xung quanh đề thi Vật lý
TP - Tranh cãi giữa các chuyên gia giải đề về câu 53 mã đề 817 môn Vật lý (trắc nghiệm), kỳ thi đại học đợt một vừa qua.

> Hơn 200 thí sinh bị nhầm mã đề thi Hóa học
> Bộ GD&ĐT công bố đáp án môn thi khối A 

Câu hỏi: Con lắc Vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định. Dưới tác dụng của trọng lực, khi ma sát không đáng kể thì chu kỳ dao động nhỏ của con lắc:

A. Không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại vị trí con lắc dao động.

B. Phụ thuộc vào dao động biên độ của con lắc.

C. Phụ thuộc vào khoảng cách từ trọng tâm của vật rắn đến trục quay của nó.

D. Không phụ thuộc vào momen quán tính của vật rắn đối với trục quay của nó.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giải đề, khi đọc lướt qua thí sinh sẽ chọn đáp án đúng là C. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là: Câu hỏi này đã không đưa ra điều kiện biên để loại trừ trường hợp đặc biệt: Nếu trục đi qua trọng tâm của vật rắn thì vật sẽ quay tròn đều và lúc đó sẽ không có đáp án để lựa chọn trong 4 đáp án đề thi đưa ra. Điều đáng nói ở đây là câu hỏi thi này đã gây nên những lời giải đáp khác nhau.

Theo ông Nguyễn Cảnh Hòe, giảng viên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN) câu đó có trong công thức 713, sách giáo khoa vật lý lớp 12 và không có gì sai. Và nếu lập luận trục đi qua trọng tâm thì không phải con lắc nữa.

Đề thi môn Vật lý
Đề thi môn Vật lý.
 

Còn theo ý kiến của PGS TS Hà Huy Bằng, giảng viên ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), trong sách giáo khoa cơ bản không đề cập đến điều kiện biên này; sách vật lý nâng cao trang 38 lại định nghĩa: Con lắc vật lý là một vật rắn quay được quanh một trục nằm ngang cố định và không nói đến điều kiện biên là đi qua trọng tâm của vật. Vì vậy, nếu thí sinh nào học sách này, dựa vào công thức 7.13 trong sách giáo khoa thì chọn phương án C là đúng.

Ông Bằng nói: “Trong trường hợp này, sách giáo khoa chưa tái bản chúng tôi có trong tay hiện nay cũng không đúng; đáng nhẽ sách này phải có thêm điều kiện biên: Trục phải không đi qua trọng tâm của vật như đã nói ở trên”.

Ngay sau đó, ông Bằng lại phản ánh đã mượn của học sinh cuốn sách tái bản lần 1 thì thấy rõ tính thiếu khoa học của đề thi môn Vật lý. Cuốn sách giáo khoa tái bản này có ghi điều kiện không đi qua trọng tâm của vật mà đề thi không có. Như vậy, nếu thí sinh học theo sách này sẽ thấy đề thi thiếu điều kiện biên.

Ông Bằng bộc lộ ngạc nhiên về sự khác nhau của các sách và khẳng định: Đề không đề cập đến điều kiện biên kia thì kết quả đương nhiên sẽ có trường hợp đặc biệt xảy ra. Thí sinh nào học lướt thì làm vội và dễ có khả năng đúng hơn; thí sinh là học sinh giỏi sẽ phân tích sâu sắc và phát hiện ra kết quả đặc biệt khi có điều kiện biên như đã nói ở trên và sẽ mất phương hướng. “Tuy nhiên, 1 phút rưỡi để thực hiện 1 câu hỏi thi như trên là không thể được”, ông Hà Huy Bằng khẳng định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG