Vinashin: Hải trình đứt gãy

Vinashin: Hải trình đứt gãy
TP - Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin ) được thành lập theo Quyết định số 103 /2006/Ttg ngày 15-5-2006.

>> Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin

>> Vinashin chưa tuột khỏi tay chúng ta

>> Đại tu con tàu vỡ

Vinashin: Hải trình đứt gãy ảnh 1

Tập đoàn hoạt động sản xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Năm 2007 giá trị tổng sản lượng của Tập đoàn đạt 27.500 tỷ đồng. Tập đoàn Vinashin đã đóng được những tàu lớn xuất khẩu cho Anh, Nhật Bản, Đức, như tàu hàng 10.000 tấn, 34.000 tấn, 53.000 tấn và kho nổi chứa dầu 104.000 tấn.

- Ngày 31-3-2010, Báo Tiền Phong khởi đăng loạt bài phóng sự: Cận cảnh con tàu Vinashin với các bài viết: “Tập đoàn 2N - nóng và nợ”; “Đầu tư hàng trăm triệu đô “ôm” tàu quá đát”; “Quản lý công nợ lạ lùng”... Các bài báo đề cập đến công tác quản lý vốn (trong đó chủ yếu là vốn vay) một cách lỏng lẻo, việc đầu tư dàn trải, đặc biệt là Vinashin đã vung hàng ngàn tỷ đồng đi vay để “ôm” nhiều con tàu quá tuổi. Số tàu này đã phải treo cờ ngoại quốc để hoạt động, nhiều tàu trong số đó hiện đang được sửa chữa hoặc bị bắt giữ.

-Ngày 13-6-2010, Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi làm việc với Thường trực Chính phủ về cân đối tài chính và tái cơ cấu tập đoàn Vinashin. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã có những ý kiến chỉ đạo nghiêm khắc với Vinashin như: “Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên, xử lý nghiêm những sai phạm và rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc để Tập đoàn rơi vào tình trạng hiện nay báo cáo Thủ tướng”...

-Ngày 18-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 926 về việc tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin. Theo quyết định này, Vinashin sẽ thực hiện việc điều chuyển nguyên trạng một số doanh nghiệp, dự án của mình sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

-Ngày 5-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban. Kỳ họp đã thảo luận, xem xét, kết luận hơn 45 vụ việc, trong đó có vụ việc liên quan đến Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin. Kết quả kiểm tra cho thấy, ông Phạm Thanh Bình đã thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng khiến Vinashin bên bờ vực phá sản. Vi phạm của ông Phạm Thanh Bình đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật. UBKT T.Ư quyết định thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với ông Bình.

-Ngày 9-7, tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố quyết định thanh tra toàn diện Vinashin. Trước đó, ngày 5 - 7, Tổng Thanh tra Chính phủ đã có Quyết định thanh tra số 1959/QĐ- TTCP thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vinashin.

- Ngày 12-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có văn bản thông báo về việc tiếp tục xem xét, xử lý đối ông Phạm Thanh Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin. Do những khuyết điểm của ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân của Tập đoàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý.

- Ngày 13-7, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin của ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra làm rõ sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Quyết định này được công bố ngày 14-7 tại trụ sở Vinashin tại phố Ngọc Khánh- Hà Nội.

- Chiều tối 4-8, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin.

MỚI - NÓNG