NATO dừng chiến dịch quân sự tại Libya vào 31-10

Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại cuộc họp báo. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại cuộc họp báo. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 21-10,Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định sẽ chấm dứt chiến dịch quân sự tại quốc gia Bắc Phi này vào ngày 31-10.

> Hoãn chôn cất bí mật ông Gaddafi

Quyết định trên được công bố tại cuộc họp bất thường của đại sứ 28 nước thành viên nhằm thảo luận tình hình Libya sau cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ Muammar Gaddafi,

Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại cuộc họp báo. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen tại cuộc họp báo.
(Ảnh: THX/TTXVN).
 

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp diễn ra theo đề nghị của Tư lệnh NATO tại châu Âu, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thông báo: "Các quốc thành viên NATO đã đạt được thỏa thuận sơ bộ, theo đó các chiến dịch quân sự trên biển và trên không của NATO tại Libya sẽ kết thúc vào ngày 31-10."

Ông Rasmussen cho biết quyết định chính thức về việc kết thúc chiến dịch của NATO tại Libya sẽ được đưa ra vào tuần tới và trong thời gian này ông sẽ tham vấn chặt chẽ với Liên hợp quốc và Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) về quyết định này. Theo ông Rasmussen, NATO sẽ tạm thời "giám sát tình hình và đảm bảo sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa dân thường trong trường hợp cần thiết."

NATO bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya từ ngày 31-3 vừa qua sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1973 cho phép thiết lập vùng cấm bay tại nước này để bảo vệ dân thường trước các cuộc tấn công của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.

Kể từ khi chiến sự nổ ra, NATO đã tiến hành trên 9.500 vụ không kích vào Libya. Tuy nhiên, nhiều nước NATO đã rút khỏi chiến dịch quân sự này và tới nay chỉ còn 8/28 nước thành viên NATO còn tham gia.

Cũng liên quan đến tình hình Libya sau cái chết của ông Gaddafi, ngày 21-10, Nga đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bãi bỏ ngay lập tức vùng cấm bay trên không phận của Libya. Nga cùng với Trung Quốc và một số nước khác kịch liệt phản đối các cuộc không kích của NATO vào Libya, cáo buộc liên minh quân sự này vi phạm các nghị quyết 1970 và 1973 của Hội đồng Bảo an áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chính quyền Gaddafi cũng như các biện pháp bảo vệ dân thường.

Phát biểu trước báo giới, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cho biết Nga đã trình một dự thảo nghị quyết với 14 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt lệnh trừng phạt đối với Libya. Ông tuyên bố Mátxcơva sẽ theo đuổi các cuộc đàm phán với các cường quốc phương Tây để đạt được một nghị quyết nhằm chấm dứt các lệnh trừng phạt quân sự đối với Tripoli.

Theo Đại sứ Churkin, sẽ có những thay đổi lớn tại Libya và đã đến lúc chấm dứt chiến dịch quân sự, trong đó có cả hủy bỏ vùng cấm bay. Ông đồng thời cho biết Mátxcơva sẽ phối chặt chẽ với NTC về các kế hoạch tái thiết đất nước.

Trong khi đó, đề cập đến cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ Gaddafi, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 21-10 cho rằng cái chết và vai trò của NATO trong cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe chở ông này gây ra nhiều nghi vấn.

Cùng ngày, Mỹ đã hối thúc các nhà lãnh đạo lâm thời Libya cung cấp "một bản giải trình rõ ràng" về cái chết của ông Gaddafi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nêu rõ NTC đã làm việc để xác định nguyên nhân chính xác và những chi tiết xung quanh cái chết của ông Gaddafi.

Theo TTXVN/Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.