Không khó phòng bệnh tay chân miệng

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM Ảnh: L.N
Nhiều trẻ mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM Ảnh: L.N
TP - Số trẻ bị bệnh tay chân miệng ngày càng tăng, đã có ba trường hợp tử vong từ đầu năm đến nay ở TPHCM. Tuy nhiên, theo ý kiến các bác sĩ, phòng bệnh này không khó.

> Chưa có thuốc ngừa bệnh tay - chân - miệng

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM Ảnh: L.N
Nhiều trẻ mắc tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM. Ảnh: L.N.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, biểu hiện của bệnh ban đầu là sốt, nổi bóng nước ở mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Phần lớn bệnh xảy ra ở lứa tuổi trẻ biết đi, nhưng chưa ý thức về vệ sinh.

Mới đây Trung tâm Y tế Dự phòng điều tra dịch tễ của TPHCM cho thấy, các ổ tay chân miệng đã lần lượt xuất hiện ở một số trẻ đang học tại một số trường mầm non ở quận 8, quận Tân Bình, sau đó lây lan cho những bạn khác trong cùng lớp.

Trước nguy cơ bệnh lây lan, bác sĩ Khanh cho biết khi trẻ có biểu hiện của bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc. “Đối với trẻ bị biến chứng thì việc điều trị khó khăn hơn, tùy biến chứng mà có hướng xử lý thích hợp, nhưng nguy cơ biến chứng của bệnh gây tử vong rất dễ xảy ra”, bác sĩ Khanh cho biết.

Để phòng bệnh, theo bác sĩ Khanh, cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi nấu ăn và sau khi đi tiêu. Lưu ý rửa tay sạch sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

Ngoài ra, cần rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm virus, bằng nước xà phòng, hay khử trùng bằng cloramin B 5%. Đồng thời phải ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi, vệ sinh khử trùng nơi trẻ bị bệnh và môi trường chung quanh, và giữ sạch sẽ những món đồ chơi, không để trẻ bú tay…

Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, hai tuần trở lại đây, dịch tay chân miệng gia tăng nhanh. Hiện thành phố có hơn 300 trẻ mắc căn bệnh này, trong đó có 3 trẻ bị tử vong và hàng trăm trẻ bị biến chứng thần kinh, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi.

Đa số trẻ bị bệnh đều được xác định nguồn lây qua đường tiêu hóa. Nếu bệnh diễn biến nặng sẽ đưa đến biến chứng thần kinh, lên não, màng não, làm viêm cơ tim, phù phổi, hôn mê..., nguy cơ dẫn đến tử vong nhanh. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.