Giảm đại biểu khối hành pháp trong Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 7-3-2011 Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 7-3-2011 Ảnh: TTXVN
TP - Tiếp xúc cử tri Hà Nội, chiều 7-3, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết Quốc hội khóa XIII sẽ tăng số đại biểu chuyên trách và giảm bớt đại biểu thuộc khối hành pháp, trong đó có chủ tịch tỉnh.

>> Bầu cử dân chủ, đúng luật

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 7-3-2011 Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 7-3-2011. Ảnh: TTXVN.

Góp ý về bầu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII, cử tri Dương Ngọc Văn (Ba Đình) đề nghị có cơ chế để bầu được người có đức, có tài, “không quá nặng cơ cấu ngành này, ngành kia đều phải có ĐB”. “ĐBQH cần có chương trình hành động rõ ràng, sau khi trúng cử sẽ làm gì để dân biết. Cần tăng tỷ lệ ĐB chuyên trách cao hơn. Đã là ĐB thì phải chuyên, không nên vừa đá bóng vừa thổi còi!”, cử tri Hoàng Bảo (Ba Đình) kiến nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết, QH khóa tới sẽ tăng số ĐB chuyên trách lên 33%, cao hơn khóa XII (29%). Dành hết thời gian, tâm huyết cho Quốc hội, ĐB chuyên trách sẽ tập trung cho các cơ quan ở Trung ương như Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Tại các địa phương chỉ có một ĐB chuyên trách, riêng Hà Nội, TPHCM là hai.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải có sự kết hợp giữa ĐB chuyên trách và kiêm nhiệm, nhưng sẽ giảm bớt ĐB khối hành pháp, như ý kiến cử tri đề nghị. “Bớt ĐB khối hành pháp là đúng vì họ quá bận công việc chuyên môn, không thể tham dự đầy đủ các phiên họp của Quốc hội” - ông nói.

Theo đó, số chủ tịch tỉnh tham gia ĐBQH sẽ ít hơn khóa trước. Có thể tăng ĐB là chủ tịch HĐND các địa phương, khối cơ quan Đảng và các thành phần khác.

Để nâng cao chất lượng xây dựng luật, rút ngắn thời gian kỳ họp, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, cần tăng cường vai trò của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Hướng tới ĐB sẽ ứng cử tại nơi mình am hiểu nhất, khi ứng cử phải có chương trình hành động để nhân dân giám sát.

Cử tri Đỗ Duy Bính (Ba Đình) phản ánh, sau Tết đời sống nhân dân gặp khó khăn do giá cả leo thang, giá điện, xăng tăng cao.

Quốc hội cần giám sát, phối hợp với Chính phủ bình ổn giá, giải quyết các vấn đề dân sinh. Một số cử tri cũng cho rằng chính sách trợ giá tập trung ở các thành phố, siêu thị lớn, còn người nông dân chưa được hưởng lợi bao nhiêu.  

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG