Ba mảnh ghép cuối của một số phận

Ông Lê Đức Tuấn ký tặng sách tại lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến và giới thiệu cuốn Nhật ký bằng tranh, chiều 17-9
Ông Lê Đức Tuấn ký tặng sách tại lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến và giới thiệu cuốn Nhật ký bằng tranh, chiều 17-9
TP - “Cầm súng là nhiệm vụ của người lính đối với đất nước, dân tộc mình. Còn văn hóa là ở trái tim, tâm hồn mỗi người. Tôi thực sự cảm động, trân trọng ông Robert B.Simpson đã lưu giữ ba bức tranh của tôi suốt 42 năm qua...” - Người lính- họa sĩ Lê Đức Tuấn tâm sự.

>> 'Nhật ký bằng tranh': Châu về hợp phố

Ông Lê Đức Tuấn tâm sự khi nhận lại ba bức tranh và lá thư từ tay Đại sứ Mỹ, hôm 17-9, tại lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến và giới thiệu cuốn sách Nhật ký bằng tranh, do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, báo Tiền Phong, Nhà xuất bản Thanh niên tổ chức.

Ông Lê Đức Tuấn ký tặng sách tại lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến và giới thiệu cuốn Nhật ký bằng tranh, chiều 17-9
Ông Lê Đức Tuấn ký tặng sách tại lễ tiếp nhận kỷ vật kháng chiến và giới thiệu cuốn Nhật ký bằng tranh, chiều 17-9 . Ảnh: Hồng Vĩnh

Hoá giải

Buổi lễ tiếp nhận kỷ vật và giới thiệu cuốn Nhật ký bằng tranh hôm qua, có sự hiện diện của nhiều tướng lĩnh Việt Nam, trong đó có hai người từng chỉ huy mặt trận Tây Nguyên những năm chiến tranh ác liệt, năm 1968, như Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh QK 4; Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng và nhiều đồng đội của họ.

Những người lính Hà Nội từng tham gia trận đánh trên đỉnh Chư Tan Kra (Kon Tum). Họ có mặt tại đây, vì duyên cớ đều là đồng đội của người lính - họa sĩ Lê Đức Tuấn. Và cuốn kỳ học bằng tranh của ông cũng bị thất lạc tại chiến trường này, trong một trận đánh năm 1968.

Ba bức tranh, do ông Robert B.Simpson trả lại, cùng lá thư được Đại sứ Mỹ Michael Michalak trao lại cho Lê Đức Tuấn. Cả người trao và người nhận đều vui mừng.

Đại sứ Mỹ Michael Michalak trao ba bức tranh cho ông Lê Đức Tuấn, sau 42 năm lưu lạc trên đất Mỹ chiều 17-9 -
Đại sứ Mỹ Michael Michalak trao ba bức tranh cho ông Lê Đức Tuấn, sau 42 năm lưu lạc trên đất Mỹ chiều 17-9 - . Ảnh: Hồng Vĩnh

Sau khi đọc bức thư của Robert B.Simpson gửi Lê Đức Tuấn (Tiền Phong đã đăng nguyên văn ở số báo trước), Đại sứ nói: “Tôi rất mừng vì được tận tay trao lại ba bức tranh và lá thư này cho ông Lê Đức Tuấn, sau 42 năm được vợ chồng Robert B.Simpson lưu giữ trên đất Mỹ.

Tôi nghĩ, những chuyện cá nhân như của Robert B.Simpson và Lê Đức Tuấn, góp phần thúc đẩy Chính phủ hai nước phát huy tinh thần hoà giải, phát triển quan hệ hai nước...”.

Ông Michael Michalak cũng tỏ vẻ vui mừng, khi mới đây Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam lần đầu tiên đã trao lại cho phía Mỹ ba kỷ vật của những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam (một chiếc thẻ bài, một mũ sắt và một võng dù).

“Tôi mong từ nay, việc trao đổi này diễn ra thường xuyên hơn”. Nghe Đại sứ nói vậy, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng LSQSVN mạnh dạn: “Bảo tàng rất cần một máy bay B52 cũ để trưng bày, nếu có thể, tôi đề nghị ngài Đại sứ giúp đỡ để phía Mỹ tặng bảo tàng”.

Đáp lại tấm thiện tình của Đại sứ Mỹ, hơn cả là Robert B.Simpson, cả khán phòng ngạc nhiên, khi họa sĩ-người lính già Lê Đức Tuấn (năm nay gần 70 tuổi) tặng ngài Đại sứ bức tranh phong cảnh làng quê Việt Nam do ông vẽ và gửi tặng bức ký họa từ chiến trường cho Robert B.Simpson.

Ba bức tranh màu nước được trả lại do Lê Đức Tuấn vẽ năm 1967
Ba mảnh ghép cuối của một số phận ảnh 4
Ba mảnh ghép cuối của một số phận ảnh 5
Ba bức tranh màu nước được trả lại do Lê Đức Tuấn vẽ năm 1967.

Ông Tuấn nói: “Tôi rất xúc động, lần trước khi nhận được cuốn nhật ký do bà Hick Peers, con gái Tướng ba sao Peers (Tư lệnh Sư đoàn 4 Mỹ khi ấy), tôi cảm ơn ông đã ngăn không cho đốt cuốn ký họa. Còn nay tôi cảm ơn ông ấy, vì đã trả lại 3 bức tranh còn lại trong cuốn ký họa. Từ nay, cuốn ký họa đã đầy đủ 112 bức tranh. Phải là người rất văn hoá, ông Robert B.Simpson mới làm được điều đó”.

Trả lời câu hỏi ông nghĩ gì sau 42 năm lại tìm được ba bức tranh còn lại của cuốn ký họa của một phóng viên, ông Lê Đức Tuấn nói: “Cầm súng là nhiệm vụ của người lính đối với đất nước, dân tộc mình. Còn văn hoá là ở trái tim, tâm hồn mỗi người. Tôi thực sự cảm động, trân trọng ông Robert B.Simpson đã lưu giữ ba bức tranh của tôi suốt 42 năm qua...”.

Chuyện về Robert B.Simpson

Ông Robert B.Simpson (phải) thời tham chiến tại Việt Nam
Ông Robert B.Simpson (phải) thời tham chiến tại Việt Nam .

Ngay khi Đại sứ Michael Michalak trao ba bức tranh và lá thư cho Lê Đức Tuấn. Ba bức tranh được lồng rất cẩn thận trong cuốn album. Ngồi phía dưới hội trường, một số đồng nghiệp (cũng là họa sĩ) từng công tác tại báo Quân đội Nhân dân với ông Lê Đức Tuấn, trầm trồ: “Sao người ta lại có thể lưu giữ cẩn thận đến vậy. Sau 42 năm, mà những bức tranh vẫn nguyên vẹn, màu nước trên những bức tranh vẫn còn tươi mới”.

Mang thắc mắc ấy, tôi hỏi Đại sứ Michael Michalak, ông nói cũng không biết việc ông Robert B.Simpson đã lưu giữ chúng thế nào. Bởi ông cũng chưa gặp Robert B.Simpson. Ông nhận những kỷ vật ấy qua những người khác. Lần tìm mãi, tôi may mắn gặp được ông Ronald Ward, Trưởng phòng Giải quyết thương vong thuộc Văn phòng MIA Mỹ ở Việt Nam.

Ông Ronald Ward còn có tên Việt Nam là Hòa, ông nói tiếng Việt như người Việt. Qua trò chuyện, hoá ra ông Hoà chính là người đã trực tiếp liên lạc với Robert B.Simpson.

“Sau khi báo Tiền Phong đăng loạt bài về cuốn Nhật ký bằng tranh, tôi đã thúc giục ông Robert B.Simpson tìm ba bức tranh còn lại đó. Ban đầu ông ấy cũng không dám chắc là tìm được, vì đã chuyển nhà quá nhiều lần. Cách đây hơn một tháng, ông ấy báo tin đã tìm được ba bức tranh, còn nguyên vẹn. Khi nghe ông ấy thông báo, cả hai chúng tôi đều mừng vui”, ông Hoà kể.

Ông Robert B.Simpson bây giờ (ảnh do ông Ronald Ward cung cấp)
Ông Robert B.Simpson bây giờ (ảnh do ông Ronald Ward cung cấp).

Qua câu chuyện với ông Hoà, Robert B.Simpson thực sự rất vui mừng từ khi biết tin tác giả của cuốn ký họa còn sống. “Ông ấy rất trân trọng ông Lê Đức Tuấn. Ông ấy cũng muốn sang Việt Nam để được gặp ông Tuấn và tự tay trao lại ba bức tranh này nhưng không thể, vì vợ ông ấy bị liệt từ lâu, luôn cần đến sự chăm sóc của chồng”.

Hỏi thêm ông Hoà, tôi được biết, sau cuộc chiến, Robert B.Simpson trở về Mỹ, ở trong quân đội cho đến khi nghỉ hưu với quân hàm đại tá. Hiện Robert B.Simpson đã gần tuổi 70; ngoài chăm sóc vợ, ông làm phóng viên tự do.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.