Vụ lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc: chưa xử lý sai phạm

Vụ lấn chiếm đất rừng ở Phú Quốc: chưa xử lý sai phạm
TP - Báo Tiền Phong ngày 19/4/2013 có bài “Rừng Phú Quốc lại bị tùng xẻo”, phản ánh việc lấn chiếm đất rừng tại xã Hàm Ninh, Phú Quốc, Kiên Giang. Sự việc rất nghiêm trọng nhưng cơ quan chức năng “lơ là” trong cách giải quyết.

> Rừng Phú Quốc lại bị “tùng xẻo”
> Kiểm tra tình trạng chặt phá rừng ở Phú Quốc

Ngành chức năng yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc không được dùng xe cuốc phá rừng. Ảnh chụp tại hiện trường khu rừng giao cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc
Ngành chức năng yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc không được dùng xe cuốc phá rừng. Ảnh chụp tại hiện trường khu rừng giao cho Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong chiều ngày 20/5, Đại tá Kiều Đình Phấn - Chính trị viên Huyện đội Phú Quốc nói: “Chúng tôi đã gửi văn bản báo cáo tình hình dân lấn chiếm đất rừng cho Thường vụ, cho Bí thư Huyện ủy từ nhiều tháng qua. Báo chí cũng đã lên tiếng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cơ quan chức năng nào làm việc với chúng tôi. Sự việc không được ngăn chặn. Khu rừng trồng chúng tôi nhận giao khoán vẫn bị tấn công. Đặc biệt hộ bà Tống Kim Ngọc (một người dân địa phương) còn ngang nhiên phá rừng, cất nhà, xây dựng khu du lịch sinh thái. Còn anh hỏi ai đứng sau lưng bà Ngọc thì chúng tôi chịu”.

Trong khi đó một cán bộ Thanh tra huyện cho biết: Có nhận được thông báo của Huyện ủy chỉ đạo thành lập đoàn thẩm tra, xác minh vụ việc. Tuy nhiên không hiểu sao đang làm thì lại được lệnh tạm ngưng?

Đầu năm 2004, Ban chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Phú Quốc ký hợp đồng với Ban quản lý rừng phòng hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng, diện tích 48 ha tại ấp Bãi Vòng xã Hàm Ninh. Cán bộ, chiến sỹ Huyện đội Phú Quốc đã đầu tư hàng tỷ đồng để đào mương thoát phèn, làm đường ranh cản lửa để trồng và bảo vệ rừng.

Năm 2012 nhiều hộ dân đã ngang nhiên vào bao chiếm, phá rừng làm nhà, đưa cả máy cuốc vào san lấp mặt bằng . Đáng chú ý có 5 hộ gia đình phá rừng nhưng vẫn được chính quyền xã xác nhận để lấy tiền bồi thường hơn 1,5 tỷ đồng trong dự án đường An Thới - Dương Đông.

Theo báo cáo, trong các hộ dân vào phá rừng thì hộ bà Tống Kim Ngọc phá quy mô lớn nhất. Có hành vi vi phạm pháp luật, nhưng bà Ngọc còn tỏ thái độ thách thức, chống người thi hành công vụ; đe dọa “làm thịt” phóng viên…

Trong một diễn biến khác liên quan đến việc dân tố Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc phá rừng tại tiểu khu 158B ở xã Hàm Ninh, một cán bộ thanh tra Sở NN&PTNT nói: “Sau khi báo Tiền Phong thông tin UBND tỉnh đã đề nghị kiểm tra, xác minh. Trước mắt yêu cầu Viện Kiểm sát Phú Quốc không được thuê xe cơ giới vào đào bới gây thiệt hại rừng. Tuyệt đối không được đốn hạ những cây tràm cổ thụ”.

Theo điều tra của Tiền Phong, năm 2009, bà Tống Kim Ngọc đã bị một việt kiều Pháp tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ cấu kết với một số đối tượng lấy 3 ha đất rừng Vườn Quốc gia Phú Quốc bán 2,7 tỷ đồng.

Vụ việc được cơ quan CSĐT công an tỉnh Kiên Giang thụ lý đơn. Quá trình thẩm tra xác minh cơ quan điều tra “xét thấy có dấu hiệu tội phạm” và đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi lừa đảo vào ngày 27/10/2010.

Tuy nhiên không hiểu sao, cơ quan điều tra sau đó trả lời: Không đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội đối với bà Ngọc? Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một Việt kiều Pháp nói: Họ (bà Ngọc và một số người khác), dụ dỗ, lừa gạt lấy đất rừng bán cho tôi. Tôi là một nhà đầu tư nước ngoài vào Phú Quốc. Qua sự việc tôi cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên tôi vẫn quyết theo đuổi vụ việc, yêu cầu cơ quan chức năng phải xử lý đúng pháp luật.

Sau khi hay tin Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện giao 15,5 ha đất rừng cho 13 cán bộ, nhân viên của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc tại khu vực nói trên, nhiều hộ dân ở xã Hàm Ninh đã phản ứng, cho rằng giao đất rừng như thế là sai đối tượng.

Trước đây dân nghèo ở xã làm đơn xin nhận giao khoán rừng nhưng bị từ chối, nay lại chia chác cho cán bộ. Người dân chặt phá rừng bằng phương pháp thủ công thì bị xử lý. Cùng trên mảnh đất ấy, VKS thuê xe cuốc vào phá nát rừng, mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn nhưng vì sao không bị xử lý? Một số hộ dân cũng đã có đơn yêu cầu trả lại đất, vì trước đó họ đã canh tác, có xác nhận của ấp từ hơn 10 năm qua.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.