Hotgirl Biên Hòa chia sẻ sốc: Nữ sinh Luật nói gì?

Chia sẻ của cô gái gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội.
Chia sẻ của cô gái gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội.
Hotgirl Biên Hòa đang gây bão mạng khi ví 'bằng đại học không bằng một cuộn giấy... vệ sinh'. Trước quan điểm gây sốc này, một nữ sinh viên Khoa Luật trường đại học nhà nước Môn-đô-va đã lên tiếng.

Là người trẻ tuổi và có gần 5 năm sinh sống, học tập tại nước ngoài, Nguyễn Thị Mến, sinh viên năm cuối khoa Khoa Luật, Trường Đại học nhà nước Môn-đô-va, nước Cộng hòa Môn-đô-va đã có những chia sẻ thẳng thắn.

Chìa khóa của thành công

Bản thân tôi hiện đang sinh sống và học tập tại 1 đất nước được coi là nghèo nhất Châu Âu nhưng tôi không hối hận về quyết định đi du học của mình. Tại sao ư? Vì không phải chuyện quan trọng tấm bằng Đại học hay không? Tấm bằng đó có giá trị như thế nào khi về nước? Mà điều tôi nhận được sau gần 5 năm học tập ở đây là tư duy, suy nghĩ chứ không phải bằng cấp.

Hotgirl Biên Hòa chia sẻ sốc: Nữ sinh Luật nói gì? ảnh 1 Nguyễn Thị Mến, sinh viên năm cuối khoa Khoa Luật, Trường Đại học nhà nước Môn-đô-va.

Tôi đồng tình với Trà Mi rằng bằng Đại học không quan trọng nhưng học Đại học sẽ đem lại tư duy và sự giáo dục cần thiết để chúng ta thực sự biết bản thân mạnh ở đâu, khuyết ở điểm nào và có những định hướng cho tương lai đúng nhất. Hơn nữa học Đại học là con đường lâu bền nhất để mỗi học sinh, sinh viên thực hiện đam mê, sở thích, cống hiến được nhiều hơn cho xã hội và cộng đồng.

Bạn hỏi rằng: “Bằng đại học, bằng lái xe, bằng ngoại ngữ, có thật sự làm người ta hạnh phúc?”. Tôi nghĩ với một vài người có nghị lực phấn đấu phi thường hoặc sự táo bạo, liều lĩnh có thể không thật sự quan trọng. Nhưng con số này rất ít và không phải ai muốn cũng làm được. Với nhiều người, việc sở hữu những thứ trên sẽ là chìa khóa để tạo nên sự thành công, để giao tiếp với thế giới xung quanh.

Cử nhân thất nghiệp vì...

Bạn cũng nhắc đến câu chuyện nhiều sinh viên giỏi khi ra trường vẫn thất nghiệp, Việt Nam vẫn nghèo khi mỗi năm đều chào đón hàng ngàn kỹ sư, cử nhân, kế toán hạng. Thậm chí bạn còn đặt câu hỏi: “ Vậy, hà cớ gì phải học chăm, phải lao đầu vào Đại học?”.

Theo tôi,  thực trạng sinh viên ra trường thất  nghiệp là chuyện bình thường có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Tuy nhiên vì sao hiện tượng trên lại đáng báo động ở Việt Nam? Chúng ta phải tìm hiểu cụ thể, sâu xa đằng sau vấn đề muôn thuở này.

Đầu tiên, ở nước ngoài các bạn  sinh viên được lựa chọn những ngành, nghề mà bản thân có đam mê và yêu thích thực sử. Còn điều gì đang diễn ra ở Việt Nam? Chúng ta bỏ qua khái niệm bản thân thích gì mà lựa chọn những nghề “hot” và theo định hướng của gia đình là phần nhiều.

>>Tranh luận với hotgirl Biên Hòa: Bằng đại học không bằng... cuộn giấy vệ sinh?

 Vì thế, ngay trong quá trình học tập các bạn đã có suy nghĩ chán nản vì không thực sự đam mê nó, dẫn đến hổng kiến thức. Đặc biệt việc đào tạo kỹ năng mềm ở Việt Nam chưa thực sự được chú trọng dù ai cũng nhận thấy nó cần thiết. Hơn hết việc thành lập quá nhiều trường đại học mà không hề quan tâm đến chất lượng sinh viên ra sao, đầu ra cho sinh viên thế nào, cung quá tải dẫn đến việc cầu không đáp ứng nổi là chuyện hiển nhiên.

Đừng ảo mộng về tương lai

Quan điểm của cô giám đốc trẻ 20 tuổi có nhiều điểm tương đồng với quan niệm người nước ngoài. Tuy nhiên ở nước ngoài họ thực tế hơn nhiều và không có ảo mộng về tương lai như người Việt Nam rằng: Chỉ cần học là cuộc đời sẽ sung sướng, thất học là nghèo nàn.

Hơn nữa, ở nước ngoài, mọi người đều được phát triền tự nhiên, tự quyết định cuộc đời mình nên họ được làm những điều họ muốn theo đúng cái tôi và năng lực của bản thân.

Nói đi thì cũng phải nói lại, ở nước ngoài có những điều kiện để người trẻ được thực hiện những điều của bản thân mong muốn. Tuy nhiên nếu cứ áp đặt 1 cách khuôn mẫu vào Việt Nam thì lại không hề phù hợp 1 tí nào. 

Tại sao ư? Vì ở nước ngoài lao động chân tay chưa bao giờ quá khổ cực như ở Việt Nam, không bị coi thường  như ở Việt Nam. Họ được hưởng mọi chế độ như công dân khác, mỗi năm vẫn nghỉ phép 2 lần để đi du lịch tận hưởng cuộc sống.

Còn ở Việt Nam cái nghèo khiến người dân phải tìm mọi cách vươn lên và nghĩ rằng chỉ có học mới thoát nghèo. Quan niệm như thế nên vô tình giá trị tấm bằng đại học lại được đẩy cao lên. 

Theo nhận định của tôi đó không phải điều đáng trách mà là điều đáng thương cho một bộ phận người trẻ có suy nghĩ lệch lạc như thế. Đáng thương vì mọi người muốn có cuộc sống tốt hơn nhưng lại để cho cuộc sống nó chi phối mọi người mà quên mất đi giá trị con người là được làm những điều mình thực sự mong muốn.

Nguyễn Thị MếnSinh viên Khoa Luật trường đại học nhà nước Môn-đô-va.

Theo Theo Đất Việt
MỚI - NÓNG