Nga từ chối bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc

Nga từ chối bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc
TP - Theo Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong), ngày 23-8, ông Morozov, Chủ nhiệm Trung tâm Kỹ thuật chiến lược Nga, nói rằng, Nga sẽ không bán các loại vũ khí, trang bị quân sự hiện đại nhất như máy bay SU-35, tên lửa phòng không S-400, tàu ngầm lớp Amur… cho Trung Quốc.

> Nga sẽ hủy nhiều vũ khí hóa học vào năm 2015

Máy bay tiêm kích đa năng SU-35 của Nga
Máy bay tiêm kích đa năng SU-35 của Nga.

Nguyên nhân chủ yếu do không có đạo luật nào đảm bảo những sản phẩm này không bị Trung Quốc xâm phạm bản quyền.

Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua 48 chiếc SU-35 trị giá 4 tỷ USD. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, tốc độ tối đa 2.500 km/h, hành trình 3.400km, bán kính chiến đấu 1.600km, có 12 giá treo vũ khí có thể mang các loại bom và tên lửa.

Theo ông Morozov, hai bên khó có thể đạt được hợp đồng mua bán 48 chiếc tiêm kích SU-35 bởi Nga yêu cầu Trung Quốc phải có đảm bảo về pháp luật việc không được làm nhái máy bay, để loại bỏ một đối thủ tiềm năng trên thị trường vũ khí.

Theo ông Morozov, chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc thực chất là hàng nhái SU-27, J-11 nhái SU-30 còn FC-1 chính là bản sao MIG-29 của Nga.

Ông Morozov còn cho rằng, Trung Quốc đã mổ xẻ chiếc máy bay mẫu dùng thử T10K của loại SU-33 cất cánh trên tàu sân bay mà họ có được từ Ukraine, rồi chế ra loại J-15.

Theo ông, loại máy bay nhái mới nhất là J-16 được làm theo mẫu SU-30MK2 đã được Công ty Công nghiệp máy bay Thẩm Dương chế tạo thành công.

Ông Vichestov, Ủy viên Ủy ban Hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, nói rằng, động cơ chính của việc Trung Quốc đàm phán hợp đồng mua máy bay SU-35 là muốn có được kỹ thuật mới nhất của Nga.

Việc mua số lượng lớn loại máy bay tối tân này cho thấy, Trung Quốc đã gặp vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trong việc làm nhái loại máy bay theo mẫu SU-27.

Thu Thủy
Theo Ifeng

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.