Ấn Độ với tham vọng 'Dàn hợp xướng cường quốc'

Ấn Độ với tham vọng 'Dàn hợp xướng cường quốc'
TPO - Sự tự tin vào sức mạnh pháo hạm ngày càng tăng của Trung Quốc và quyết định xoay trục chiến lược sang Châu Á của Mỹ, tình hình khu vực Nam Á khiến Ấn Độ có suy tính mới.

Ấn Độ với tham vọng 'Dàn hợp xướng cường quốc'

> Báo Nhật: Hiểm họa lớn nhất là Trung Quốc

> Ấn Độ ‘thay máu’ xe chiến đấu bộ binh 

TPO - Sự tự tin vào sức mạnh pháo hạm ngày càng tăng của Trung Quốc và quyết định xoay trục chiến lược sang Châu Á của Mỹ, tình hình khu vực Nam Á khiến Ấn Độ có suy tính mới.

Từ "mới" trong tiêu đề của phân tích này có liên quan đến những thay đổi quan trọng trong định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ diễn ra trong những năm gần đây.

Ấn Độ với tham vọng 'Dàn hợp xướng cường quốc' ảnh 1
 

Mặc dù khái niệm "không liên kết" tiếp tục được thảo luận sôi nổi ngay trong nước và quốc tế về chính sách đối ngoại của Ấn Độ nhưng trong thời gian này sự tham gia của Delhi trong các vấn đề quốc tế đã có sự phát triển ấn tượng, đáng được ghi nhận hai thập kỷ qua. Nhận thức của Ấn Độ về chính bản thân mình và vai trò của mình trong thế giới đã có những thay đổi mạnh mẽ.

Nếu có những thay đổi rõ nét là trọng tâm của chính sách đối ngoại Ấn Độ, được nhìn nhận rõ nét nhất, là trong các mối quan hệ với những cường quốc. Trong thời gian Chiến tranh lạnh, Ấn Độ luôn là người đồng minh chung thủy với Liên Xô, đồng thời các mỗi quan hệ với các trung tâm quyền lực khác trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản hầu như không rõ nét và không có sự phát triển nào đáng kể. Nhưng trong giai đoạn gần đây, từ trạng thái “hai nền dân chủ xa lạ”, đã tồn tại từ nhiều năm trước, Ấn Độ và Mỹ đã nhanh chóng tiến tới một sự đồng thuận khi tham gia vào nhiều lĩnh vực quốc tế, các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa được mở rộng và Ấn Độ thể hiện tích cực trong mọi hành động. Sau một thời gian rất dài với mỗi quan hệ địa chính trị lạnh lẽo cả từ hai phía tính từ năm 1960 đến năm 1980. Hiện nay Bắc Kinh lại trở thành một đối tác thương mại rất có tầm vóc của Ấn Độ. Và khi Ấn Độ phát triển các đối tác chiến lược ở Châu Âu và Nhật Bản, Ấn Độ vẫn giữ được mối quan hệ truyền thống chung thủy hậu Xô Viết với Liên bang Nga.

Tuy nhiên, khi xu hướng thay đổi các hệ thức chính trị đang trở thành xu hướng nổi bật trong thời đại ngày này thì chính sách đối ngoại của các nước lớn như Ấn Độ luôn găn liền với một tập hợp các giá trị cơ bản của một nhà nước độc lập. Ấn Độ không thay đổi những chuẩn mực của chính quyền và các nhà lãnh đạo, và những chuẩn mực này đã không thay đổi trong một thời gian rất dài. Sự tham gia của Ấn Độ với cộng đồng quốc tế được đặt trong khuôn khổ của sự lựa chọn độc lập trong các mối quan hệ với nước ngoài, sự ủng hộ cho phong trào đấu tranh dân chủ, đóng góp tích cực vào các mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, an ninh thế giới trên cơ sở những giá trị tinh thần của truyền thống văn hóa và phong trào phát triển xã hội của nhân dân Ấn Độ, đồng thời là sự ủng hộ của cả hai chính đảng

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục giữ gìn tập hợp các giá trị cơ bản của quốc gia dân tộc, nhưng trong giai đoạn ngày nay, Delhi phải điều chỉnh các hoạt động của mình phù hợp với những biến đổi của thế giới trong quan hệ đối ngoại và ảnh hưởng của tình hình kinh tế chính trị toàn cầu đến sự phát triển các nhu cầu kinh tế, xã hội trong nước. Mục tiêu chính, tuy nhiên, không hề thay đổi: tạo điều kiện thuận lợi bên ngoài cho sự đổi mới và phát triển các điều kiện sống tốt đẹp hơn cho nhân dân Ấn Độ.

Mặc dù có những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nhưng những người bạn Ấn Độ ở phương Tây khá sốt ruột, họ cho rằng Delhi cần phải hành động nhiều hơn nữa trên trường quốc tế, và làm điều đó thật nhanh. Khác với chế độ nhà nước chuyên chế và chính quyền độc lập, một thể chế dân chủ vững vàng như Ấn Độ sẽ tương đối chậm khi tiếp nhận và có những hành động kịp thời với những thay đổi của thế giới bên ngoài.
Trong khi đó, những biến động trên thế giới diễn ra dồn dập và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng động xã hội. Delhi giải thích cho sự chậm trễ trong những hoạt động đối ngoại là xã hội dân chủ của Ấn Độ rất rộng lớn và đa dạng , nhưng chính sách đối ngoại của Ấn Độ rất đáng tin cậy và có thể dự đoán trước được. Mặc dù có rất nhiều liên minh đảng phái khác nhau đang điều hành Ấn Độ trong giai đoạn 20 năm gần đây, nhưng Delhi vẫn có thể điều chỉnh những hoạt động chính trị đối nội và đối ngoại trên cơ sở những định hướng cơ bản và lâu dài.
Trong tương lai gần, có thể phác thảo các năm thách thức lớn nhất đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong nửa đầu thế kỷ XXI: (1) Thành lập một khu vực hòa bình và thịnh vượng trong tiểu vùng Nam Á, (2) Thiết lập một kiến ​​trúc ổn định cho hòa bình và hợp tác trong khu vực châu Á, (3) Điều chỉnh những vấn đề phân định những nguồn tài sản biển giàu có của Châu Á bằng phương pháp hòa bình, (4) Đẩy mạnh các quan hệ quốc tế trên tầm cao mới, phụ thuộc vào sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đóng góp hiệu quả cho việc quản lý và điều chỉnh, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trên toàn cầu, (5) Phân biệt ranh giới rõ ràng giữa các giá trị dân tộc dân chủ Ấn Độ cũng như những tác động ảnh hưởng của các giá trị dân chủ này đến cộng động thế giới nói chung.

Dẫn dắt tiểu vùng Nam Á

Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất đối với Ấn Độ là xây dựng một khu vực hòa bình và thịnh vượng trong tiểu vùng Nam Á. Kể từ cuối những năm 1970. ở phía Tây Bắc của tiểu vùng đã xảy ra nhiều cuộc bạo loạn và xung đột vũ trang, gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với Ấn Độ, mà đến toàn thế giới. Khả năng Ấn Độ nhằm đối phó với những xung đột và bạo động này đã bị phá hoại bởi mối quan hệ căng thẳng với Pakistan. Ấn Độ đưa ra định hướng hợp tác với các nước láng giềng trong khu vực, cũng như với các cường quốc thế giới nhằm mục đích chiến thắng căn bệnh dịch tai họa của chủ nghĩa cực đoan bạo lực, đã ăn sâu, cắm rễ vào tiềm thức xã hội của khu vực phía Tây Bắc của tiểu vùng Nam Á này.
Ấn Độ đã dành rất nhiều công sức trong các hoạt động ngoại giao và chính trị trong xuốt thập kỷ qua để thay đổi mối quan hệ quốc tế vốn được coi là thù địch với Pakistan. Ba Thủ tướng - đại diện cho ba xu hướng chính trị khác nhau - Inder Kumar Gujral, Atal Bihari Vajpayee và Manmohan Singh đã có những cố gắng hết sức mình để bình thường hóa quan hệ với Pakistan. Những nỗ lực đã bắt đầu đơm hoa kết trái. Ấn Độ và Pakistan hiện đang tham gia vào một lộ trình toàn diện cho việc bình thường hóa quan hệ thương mại song phương. Ấn Độ và Pakistan cũng đã ký một thỏa ước vào tháng 9.2012 về tự do hóa chế độ thị thực nhập cảnh hạn chế, đã tồn tại hơn bốn mươi năm qua.
Ấn Độ đã đưa ra những cam kết hỗ trợ những nỗ lực của người dân Afghanistan trong mọi nỗ lực xây dựng và phục hồi lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Những lợi ích của Ấn Độ trong sự ổn định và an ninh của nhà nước Afghanistan được thể hiện trong Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược, được ký một năm trước đây.

Mong muốn bình thường hóa quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan và phát triển sâu rộng mối quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan là một phần của tầm nhìn chiến lược với mục đích duy nhất, đạt được sự ổn định chính trị, phát triển và hiện đại nền hóa kinh tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế ở khu vực phía tây của châu Á.
Ấn Độ đang nỗ lực thảo luận với các cường quốc trong sự phát triển các mối quan hệ trong khu vực, được phản ánh trong một khái niệm “Con đường tơ lụa mới”. Hòa bình và thịnh vượng trong tiểu vùng Tây Bắc châu Á sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thành quả của Ấn Độ trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cải tạo lại vị thế của khu vực, trở thành cầu nối quan trọng cho các khu vực khác của châu Á. Ngoài ra, Ấn Độ đã đơn phương mở cửa thị trường của mình cho các quốc gia láng giềng trên tiểu vùng Tây Bắc, làm động lực cho sự phát triển và ổn định của Bangladesh, Nepal, Sri Lanka, Bhutan và quần đảo Maldives.
Delhi đã thể hiện ý chí chính trị của Ấn Độ là quyết tâm dẫn dắt tiểu vùng Nam Á theo một định hướng phát triển tích cực. Nhưng dù sao chăng nữa, đó cũng là một con đường dài, cho đến khi kết quả của những nỗ lực không ngừng sẽ biến vùng Nam Á trở thành khu vực hòa bình, giàu có và thịnh vượng.

'Dàn hợp xướng châu Á'

Vấn đề thứ hai đối với Ấn Độ là có được những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến thiết một tiết chế bền vững cho hòa bình và hợp tác hữu nghị trong châu Á. Tư tưởng một châu Á thống nhất và đoàn kết đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào phát triển dân tộc Ấn Độ trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, những nỗ lực thúc đẩy phong trào đoàn kết về chính trị, hợp tác hữu nghị trong kinh tế trong khuôn khổ một châu Á vừa thoát khỏi ách nô lệ là một trong những sáng kiến ngoại giao của Ấn Độ độc lập, tự chủ. Những tư tưởng đó đã đi trước thời đại nhiều năm tính từ giai đoạn năm 1940 – 1950..

60 năm đã trôi qua tính từ thời gian đó, rất nhiều trong số các tư tưởng đó đã thành hiện thực. Châu Á chưa bao giờ lại hội nhập với thế giới – trong châu lục và với các nước bên ngoài như giai đoạn này. Điều đó đã mang lại sự thịnh vượng chưa từng có trong châu lục và châu Á trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Những thành tích phi thường của châu Á trong vòng vài thập kỷ gần đây rất dễ dàng bị phá hoại nhanh chóng, nếu như châu Á trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, chủ nghĩa sovanh dân tộc và cuộc chạy đua vũ trang không kiểm soát được.

Ấn Độ cần giúp đỡ các nước khác để ngăn chặn một hậu quả như vậy, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực an ninh, ổn định trật tự chính trị toàn diện ở Châu Á và tìm kiếm giải pháp cho sự cân bằng lợi ích của các cường quốc lớn. Trước hết, Ấn Độ sẽ giúp Châu Á trở lại với "Thuyết phổ độ" của Rabindranath Tagore và những nhà tiên phong khác, những người đã giúp châu lục thể hiện được bản sắc văn hóa chung của họ, nhưng không để bản sắc văn hóa trở thành đối lập với phương Tây.

Các xu hướng tiêu cực đang nổi lên ở châu Á nổi bật nhất trong lĩnh vực hàng hải. Sự gia tăng mạnh mẽ các tranh chấp lãnh thổ trên các đảo nhỏ và quần đảo bắt đầu đe dọa an ninh vùng biển châu Á. Sự tự tin vào sức mạnh pháo hạm ngày càng tăng của Trung Quốc và quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang " Châu Á," của Hoa Kỳ có khả năng dự báo một giai đoạn căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa các nước trong khu vực. Trong lúc này, châu Á cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và quy định của Công ước quốc tế về biển, thì những cơ sở pháp lý cho những hoạt động trên biển đang bị lấn lướt hoặc bỏ qua. Sự giải thích theo các quan điểm cực đoan về những nguyên tắc tự do hàng hải đang đe dọa sự sống còn của những con đường vận tải thương mại biển quan trọng nối liền các vùng của châu Á với phần còn lại của thế giới.
Trong khi đó, vai trò của thương mại hàng hải trong đời sống kinh tế của châu Á ngày càng phát triển, tất cả các cường quốc trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường tiềm năng kinh tế biển và các phương tiện hàng hải của họ. Sự nổi lên của các cường quốc hải quân mới ở châu Á dẫn đến các va chạm không thể tránh khỏi với Mỹ mà sức mạnh hải quân của họ từ lâu đã chiếm ưu thế ở Ấn Độ và Thái Bình Dương. Ấn Độ không đồng ý với tuyên bố rằng chính sách hàng hải khu vực châu Á là một trò chơi có tổng bằng không và cũng không nghĩ rằng chắc chắn sẽ xảy ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ấn Độ đã hợp tác với Mỹ về những vấn đề an ninh hàng hải. Delhi cũng có kế hoạch cho một cuộc đối thoại với Trung Quốc và có những bước đầu tiên trong cuộc chiến phối hợp chống cướp biển ở Vịnh Aden. Ấn Độ ủng hộ Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về ý tưởng hợp tác ba bên Washington, Bắc Kinh và Delhi và luôn hy vọng rằng sớm hay muộn Trung Quốc sẽ đồng ý để bắt đầu cuộc đàm phán trong khuôn khổ của ba bên. Một sự hợp tác mạnh mẽ và bền vững giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ là chìa khóa để giải quyết một cách hòa bình trong khai thác các nguồn tài nguyên biển và tự do hàng hải của châu Á.

Mặc dù có một số ý kiến cho rằng sự hợp tác giữa 3 cường quốc có thể coi như là “dàn hợp xướng châu Á” , và không phải tất cả trong khu vực đều đồng tình, “dàn hợp xướng” của những cường quốc, tương tự như sự phát triển của châu Âu sau các cuộc chiến tranh của Napoleon, sẽ là một phương tiện hữu hiệu cho khu vực. Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng, hợp tác ba bên Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ sẽ được coi như là một trong những cơ chế hợp tác, mà nếu tất cả cùng thống nhất, có thể duy trì và tạo điều kiện cho ổn định và an ninh khu vực.

Hướng tới vị thế cường quốc

Có một sự quan tâm rất lớn của Mỹ và châu ÂU về vấn đề, Ấn Độ có thể vai trò quốc tế nào trong thế kỷ 21, và sự đóng góp nào Ấn Độ có thể có được để giải quyết nhưng vẫn đề quan trọng trên toàn cầu. Ở Ấn Độ đang diễn ra những cuộc thảo luận nóng bỏng về những nét đặc trưng mới mà Ấn Độ phải có được như một cường quốc có trách nhiệm trong thế kỷ 21. Trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ hình thành hai đặc trưng mới.

Yếu tố thứ nhất: Sự hòa nhập sâu rộng của Ấn Độ vào nền kinh tế của thế giới. Hai mươi năm trước, thế giới bên ngoài không có ảnh hưởng quan trọng lắm đến định hướng chiến lược kinh tế của Ấn Độ. Sau 20 năm đổi mới và phát triển, 40% GDP của Ấn Độ trong giai đoạn ngày này phụ thuộc vào thương mại quốc tế. Ấn Độ cần một khối lượng khổng lồ năng lượng nhập khẩu và tài nguyên khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và duy trì mức tăng trưởng kinh kế cao độ. Và đấy là yêu cầu vô cùng quan trọng cho đời sống xã hội của nhân dân. Đây chỉ là một ví dụ về mối quan hệ quốc tế chặt chẽ của Ấn Độ với thế giới. Từ góc nhìn trong nội bộ đất nước, có thể thấy rõ, sự hòa nhập quốc tế của Ấn Độ quan trọng hơn cả là lợi ích thực tiễn của đời sống và ý thực hệ của đức tin đóng vai trò thứ yếu trong định hướng đối ngoại.
Yếu tố thứ hai: tiến trình hội nhập quốc tế của Ấn Độ đóng vai trò quan trọng đối với thế giới. Sự phát triển của Ấn Độ không chỉ là một nhân tố bổ xung cho nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của Ân Độ là hệ quả của hàng loạt những vấn đề, từ an ninh năng lượng đến sự nóng lên của toàn cầu, vấn đề quản lý nguồn tài sản biển và quản lý điều chỉnh các mỗi quan hệ toàn cầu. Nói đơn giản hơn, Ấn Độ không thể phát triển nếu không có những đóng góp thiết thực và cụ thể trong điều chỉnh các vấn đề của thế giới, đồng thời, những vấn đề của thế giới cũng trực tiếp thúc đẩy Delhi phát triển mọi mối quan hệ đa phương trên toàn thế giới.
Để trở thành một cường quốc đáng tin cậy và hành động hiệu quả. Delhi khẳng định: quá trình đa phương hóa các mối quan hệ phải trở thành tiêu biểu trong giai đoạn ngày nay và cần phải tính đến những thay đổi trong việc phân chia lại các vị thế quyền lực trên toàn cầu. Trong giai đoạn hiện nay, khoảng cách giữa vai trò của Ấn Độ trên trên trường thế giới và những gì mà Ấn Độ có thể thực hiện là vô cùng lớn, nhưng đối với Ấn Độ và các lợi ích của chính dân tộc, Delhi sẽ có những nỗ lực vượt bậc để xây dựng những chuẩn mực quốc tế và đưa những chuẩn mực đó vào các hoạt động đời sống thực tiễn.

Một trong những thành tựu chính trị lớn nhất của Ấn Độ sau khi dành được độc lập là đã kiên quyết trong việc bảo vệ các giá trị dân tộc dân chủ. Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và thời gian gần đây, những cuộc cách mạng liên tiếp của” mùa xuân Ả Rập”, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra, các lực lượng dân chủ phải làm gì để thúc đẩy các nước khác tiến tới đa nguyên chính trị, thượng tôn luật pháp và chính phủ là đại diện cầm quyền. Tuy nhiên, Ấn Độ rút ra một ranh giới rõ ràng giữa sự hài lòng của các giá trị dân tộc dân chủ của mình và sự áp đặt các giá trị dân chủ này cho người khác. Dân chủ - không phải là quà tặng – mà một người có thể làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc hơn.

Xã hội cần thiết phải dừng lại và suy nghĩ về những kinh nghiệm gần đây, những phong trào đấu tranh với sự ủng hộ của các lực lượng bên ngoài để thúc đẩy sự thay đổi thể chế chính trị trong nhiều quốc gia khác nhau, cũng như cái giá phải trả và những lợi ích thu được của quốc gia, dân tộc bằng sự can thiệp của các lực lượng quốc tế. Tương tự như cấp cứu vết thương cho người tai nạn, những tình huống sử dụng vũ lực để thúc đẩy tiến trình cải cách dân chủ, nguyên tắc chỉ đạo phải tuân thủ rất đơn giản: không gây tổn hại cộng đồng.

Sử dụng vũ lực trong trường hợp khẩn cấp để giải quyết những vấn đề chính trị, đây cũng là những sự kiện chiếm một phần lớn của lịch sử quan hệ quốc tế. Nhưng việc sử dụng các lực lượng vũ trang để can thiệp nhằm thúc đẩy dân chủ chỉ thành công chỉ khi nó được đi kèm với một kết luận đã được phân tích và đánh giá, khẳng định những điều kiện chính trị đã chín mồi và quyết định sử dụng vũ lực phải có giới hạn. Không có một lực lượng nào hoặc một nhóm các quốc gia nào ngày nay có quyền thay đổi các mô hình cấu trúc xã hội gọi là thành công trên một sơ đồ cấu trúc thượng tầng đã định trước. Các lực lượng đấu tranh dân chủ cần phải cho các thiết chế có đủ thời gian và không gian đối diện với sự cần thiết của tự do chính trị nhằm hướng tới mục đích hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển xã hội. Những chương trình thảo luận cho tự do dân chủ sẽ thành công nếu làm sâu sắc hơn nữa tính dân chủ trong các hoạt động quản lý xã hội ở các nước như Ấn Độ. Với những thành công đã đạt được, Delhi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình và sẵn sàng giúp đỡ nhưng nước đang tìm kiếm tự do, dân chủ thực sự.
Ấn Độ ngày nay đã lan tỏa sự có mặt của mình bằng những giải pháp chưa từng có trước đây. Đồng thời Ấn Độ cũng gắn chặt với thế giới bên ngoài trong các vấn đề an ninh quốc gia và sự phát triển thịnh vượng. Điều đó đặt cơ sở căn bản cho vị thế ngày càng cao của Ấn Độ trên trường thế giới. Một ngày không xa, thế giới sẽ nhìn thấy Ấn Độ với những giá trị dân tộc dân chủ thực sự và sự đóng góp to lớn cho phong trào vì hòa bình và thịnh vượng trên thế giới và trong khu vực.

* Tác giả: Ci Raja Mohan. Biên tập viên của phòng địa chính trị báo The Indian Express, thành viên Ủy ban an ninh Quốc gia Ấn Độ. Bài đăng trên báo Indian Express.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.