Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris
Tối 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Paris, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp (từ 24-26/9) theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean-Marc Ayrault.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris

> Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng

> Ông Hun Sen làm Thủ tướng Campuchia nhiệm kỳ 5 

Tối 23/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Paris, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp (từ 24-26/9) theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Pháp Jean-Marc Ayrault.

Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng Đoàn cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Orly Paris, tối 23/9 (giờ địa phương), bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng Đoàn cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Orly Paris, tối 23/9 (giờ địa phương), bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 

Đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sân bay quốc tế Orly, Paris, có Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Tỉnh trưởng vùng Val de Marne, đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Cộng hòa Pháp, đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu, thành viên G8 và Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm khẳng định tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt-Pháp, góp phần làm sâu sắc và đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nâng cao vị thế của Việt Nam ở châu Âu.

Cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chào đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam tại sân bay. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp chào đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam tại sân bay. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Hiện hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác như: Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa hai Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, họp thường kỳ hai năm một lần, Kỳ họp lần thứ 5 đã diễn ra tại Việt Nam từ ngày 15-16/3/2012; Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng; Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế; Hội nghị hợp tác phi tập trung... Hai bên cũng hợp tác tốt tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, ASEM, ASEAN-EU...

Lãnh đạo vùng Val de Marne đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo vùng Val de Marne đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 

Hợp tác kinh tế là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Pháp. Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh). Trao đổi thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD; hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gia dụng, thủy sản và máy móc thiết bị, linh kiện điện tử; Việt Nam nhập khẩu từ Pháp chủ yếu là thiết bị hàng không, dược phẩm, sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện tử, hóa chất và đồ uống có cồn.

Lãnh đạo Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Pháp, đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Lãnh đạo Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Pháp, đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng đoàn cấp cao Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
 

Về đầu tư, Pháp đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988. Tính đến 31/12/2012, Pháp đứng thứ 2 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan) và đứng thứ 15 trong tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 375 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD.

Đồng thời, Pháp luôn giữ vị trí là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam cuối năm 2012, Pháp cam kết cấp gần 340 triệu USD cho Việt Nam trong năm 2013. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á (sau Afghanistan) và là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố; cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP).

Hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, nông nghiệp, pháp luật, an ninh-quốc phòng... thời gian qua cũng đạt được những kết quả hết sức tích cực.

Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới…

Theo Nguyễn Hoàng
Chinhphu.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG