Khâu giám sát phát hiện xử lý tham nhũng còn thiếu chặt chẽ

Khâu giám sát phát hiện xử lý tham nhũng còn thiếu chặt chẽ
TP - “Giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thiếu chặt chẽ, nhiều cơ quan chống tham nhũng nhưng hiệu quả thấp…” - Ý kiến của đa số đại biểu tại Hội thảo Hoàn thiện cơ chế giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng (Ủy ban Tư pháp Quốc hội tổ chức tại Hà Tĩnh trong hai ngày 4 và 5-12).

> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích
> Trần Đăng Khoa: 'Chống tham nhũng xem ra chả khó'
> Không ai có quyền cấm báo chí chống tham nhũng

Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp thừa nhận, từ khi thành lập Ủy ban tư pháp đến nay, phương thức thực hiện giám sát phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng còn lúng túng.

Theo bà Nga, việc phát hiện tham nhũng qua ba loại hoạt động chính hiện nay gồm: Giám sát qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra; Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm sát; Qua việc tố cáo và giải quyết tố cáo về tham nhũng. Tuy nhiên, thực tiễn việc phát hiện tham nhũng của ba hoạt động này không đưa lại hiểu quả.

Tham nhũng trong giáo dục

Trong khi đa phần các tham luận đều lấy dẫn chứng từ vụ việc Vinashin, Vinaline, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường trực UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên Nhi đồng Quốc hội đưa ra những con số cụ thể. Qua khảo sát tại Hà Nội cho thấy, có lớp tới 83% học sinh trái tuyến. Hơn 71% phụ huynh cho biết sẵn sàng chi tiền để “nhờ vả”, 23% thừa nhận việc “xin xỏ” này rất tốn kém và mất thời gian.

“Điển hình là vụ Vinashin, thực tế trong quá trình giám sát việc quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng Cty của Quốc hội khóa XII, đã có một nhánh công tác làm việc với Vinashin về nội dung này, nhưng không phát hiện ra sai phạm”, bà Nga nói.

Đồng quan điểm với bà Nga, TS. Phạm Ngọc Kỳ, Văn phòng Chủ tịch nước cho rằng, hiện nhiều cơ quan tham gia vào chống tham nhũng. Nhưng hiệu quả hoạt động không như mong muốn.

Để “đặc trị” được loại tội phạm này, theo TS. Kỳ, phải làm “gấp” ba vấn đề: Đội ngũ giám sát phải có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn; Cần có sự phối hợp giữa các bên giám sát cùng một vấn đề tham nhũng để tránh lãng phí; Phải giám sát ngay từ khâu chính sách ban đầu đưa ra.

Hiện nay việc lạm dụng đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự, kiến nghị cho việc hưởng án treo, đình chỉ vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với án tham nhũng tỷ lệ quá cao.

Để xảy ra việc “nhẹ tay” với loại tội phạm này, TS. Dương Ngọc Ngưu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, do chưa có cơ chế giám sát hoặc giám sát lại việc thực hiện kết luận kiến nghị để xác định mức độ chuyển biến sau giám sát.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu nêu bức xúc về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong việc thanh tra trong thời gian vừa qua.

“Số tiền phát hiện sai phạm và truy thu được TTCP báo cáo, tôi thiếu niềm tin ở những con số” - một đại biểu bức xúc. Theo ông, TTCP chưa đưa rõ số tiền cụ thể của từng loại tội phạm mà mới chỉ chung chung là số tiền vi phạm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG