Có đăng ký xe không bị phạt lỗi 'không chính chủ'

Có đăng ký xe không bị phạt lỗi 'không chính chủ'
Cảnh sát sẽ không dừng phương tiện để phạt lỗi không sang tên đổi chủ mà chỉ xử lý lỗi này khi làm lại đăng ký, cấp biển số, giải quyết tai nạn, điều tra án hình sự. Người dân chỉ cần có đăng ký xe.

Có đăng ký xe không bị phạt lỗi 'không chính chủ'

> Quyết phạt 'xe không chính chủ' có lợi cho dân?
> Sẽ trình Chính phủ hai phương án vụ 'xe chính chủ'
> Hà Nội quyết phạt xe không chính chủ từ 15/4

Cảnh sát sẽ không dừng phương tiện để phạt lỗi không sang tên đổi chủ mà chỉ xử lý lỗi này khi làm lại đăng ký, cấp biển số, giải quyết tai nạn, điều tra án hình sự. Người dân chỉ cần có đăng ký xe.

Cảnh sát chỉ xử phạt lỗi như vượt đèn đỏ, đi sai làn, không phạt lỗi không sang tên đổi chủ nếu người vi phạm xuất trình được giấy tờ. Ảnh: Bá Đô
Cảnh sát chỉ xử phạt lỗi như vượt đèn đỏ, đi sai làn, không phạt lỗi không sang tên đổi chủ nếu người vi phạm xuất trình được giấy tờ. Ảnh: Bá Đô.

Ngày 15/4, cảnh sát giao thông bắt đầu xử phạt xe không sang tên đổi chủ hoặc sang tên muộn so với quy định, theo Thông tư 11 của Bộ Công an. Trao đổi với PV, đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết, đã có văn bản hướng dẫn cụ thể và phổ biến về việc xử lý cho các đội CSGT.

Theo ông Thắng, Thông tư 11 hướng dẫn cụ thể: "CSGT không được dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường khi không có dấu hiệu vi phạm để hỏi và xử lý với lỗi xe không chính chủ". Do đó, với những xe vi phạm giao thông khi xử phạt cảnh sát sẽ không hỏi, điều tra xe chính chủ hay không, cũng như không cộng dồn lỗi "xe không chính chủ" với các lỗi khác.

Thông tư 11 hướng dẫn, việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ chỉ thông qua việc đăng ký, cấp biển số, điều tra giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định. Qua điều tra các vụ án hình sự nếu phát hiện người mua hoặc bán không làm thủ tục sang tên thì công an phải xác minh hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt nếu quá 30 ngày làm giấy mua bán xe nhưng chưa sang tên.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, trong quá trình xử lý vi phạm, nếu người điểu khiển phương tiện xuất trình được đăng ký xe, giấy phép lái xe, cảnh sát chỉ xử phạt lỗi mà người vi phạm gặp phải như vượt đèn đỏ, đi sai làn... Còn những trường hợp vi phạm mà không xuất trình được các giấy tờ cần thiết chứng minh là xe của người nhà, xe đi mượn thì sẽ bị lập biên bản và giữ xe 10 ngày theo quy định.

Trong 10 ngày, khi người vi phạm xuất trình được giấy tờ sẽ chỉ bị phạt lỗi không mang theo giấy tờ. Quá 10 ngày vẫn chưa xuất trình được giấy tờ cần thiết, cảnh sát buộc phải xác minh và điều tra nguồn gốc xe, nếu phát hiện xe không sang tên đổi chủ thì sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể, theo Nghị định 71, xe máy sẽ bị phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng (mức phạt trung bình một triệu đồng), ôtô bị phạt 6-10 triệu (mức phạt trung bình 8 triệu đồng).

Đại tá Thắng cho rằng, Thông tư 12 mới đây của Bộ Công an hướng dẫn thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ rất nhanh gọn và thuận lợi, nếu trong tỉnh thì chỉ 2 ngày là đã có đăng ký mới, còn xe khác tỉnh thì chậm nhất là 30 ngày. "Khi mua bán xe người dân cũng cần tự ý thức đi đăng ký sang tên đổi chủ theo quy định", ông Thắng nói thêm.

Trước đó, tại cuộc họp với các bộ, ngành liên quan về quy định xử phạt xe không chính chủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện đã có, song quá trình thực hiện cho thấy tính khả thi không cao nên đề nghị không đưa vào dự thảo. Trong khi đó, khi đại diện Bộ Công an khẳng định, quy định về xử phạt xe không sang tên đổi chủ trong Thông tư 11 đã nêu rất rõ, nên bắt đầu từ ngày 15/4 cảnh sát giao thông sẽ vẫn áp dụng theo quy định.

Theo Bá Đô
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG