Lửa gần, bảo hiểm xa

Lửa gần, bảo hiểm xa
TP - Cháy Trung tâm thương mại ITC- TPHCM, cháy chợ Đồng Xuân - Hà Nội, cháy chợ Quảng Ngãi… Và bây giờ là cháy Trung tâm thương mại Hải Dương. Cháy rụi, không còn sót tí của cải nào.

> Lửa thiêu rụi tám quầy sạp ở chợ
> Nổ lớn nửa đêm, sập nhà, 10 người chết

Sự bất lực của lực lượng cứu hỏa thấy rõ khi “lửa tắt chủ yếu do không còn gì để cháy”, như lời kể của một người dân chứng kiến vụ việc.

Và những cảnh kêu khóc, vật vã vì xót của, vì chẳng biết ngày mai ra sao của bà con tiểu thương lại lặp lại. Đã có rất nhiều cảnh oan trái. Có người vì nhà đang xây dở, cất tiền ở ki-ốt, cháy hết. Có nhà cả họ gửi tiền giữ hộ, cháy mất. Có gia đình cho vay lãi, cháy, tiền ra tro, sổ nợ cũng chẳng còn…

Chưa bàn đến cung cách của lực lượng phòng cháy chữa cháy bởi nguyên nhân vụ hỏa hoạn và thực tế ứng cứu của lực lượng này đến đâu, nói bây giờ hơi sớm.

Cho dù việc UBND tỉnh Hải Dương nhanh chóng hỗ trợ mỗi gia đình tiểu thương 10 triệu đồng, hỗ trợ mỗi sinh viên con em tiểu thương 3 triệu đồng, miễn học phí 2 năm cho con em tiểu thương… là điều đáng hoan nghênh.

Điều đáng bàn là: Dường như đã trải qua bao nhiêu vụ cháy chợ, thiệt hại về của thường rất lớn nhưng nguy cơ cháy chợ không giảm và khi xảy ra cháy, người dân thường chẳng biết trông vào đâu để có thể phục hồi lại đời sống, phục hồi sinh kế. Cho dù từ cuối tháng 11/2006, Chính phủ đã có Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó có chợ, trung tâm thương mại.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy cho dù đã có văn bản pháp luật quy định, chuyện bảo hiểm cháy, nổ đối với chợ, trung tâm thương mại vẫn chỉ là “nói cho vui”. Trong vụ cháy chợ Quảng Ngãi hồi tháng 2/2012, hầu hết tiểu thương được hỏi đều cho biết không mua bảo hiểm vì chủ quan, vì “chắc gì chợ đã cháy mà mua cho tốn”.

Ngay cả khi có số ít tiểu thương muốn mua bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng không sẵn sàng, bởi họ có lý của họ. Nhiều công ty bảo hiểm cho rằng nguy cơ cháy chợ là rất cao, nên là đơn vị kinh doanh, chẳng dại gì họ ôm lấy rủi ro.

Tuy nhiên, ở góc độ quản lý, đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải có biện pháp bảo đảm thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Đã có bảo hiểm bắt buộc đối với phương tiện giao thông thì tại sao không thể thực thi được bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tòa nhà, chợ, siêu thị hay trung tâm thương mại?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.