Ai Cập: Cuộc bầu cử lịch sử bị phân cực sâu sắc

Người dân Ai Cập xếp hàng để bỏ phiếu hôm 28-11. Ảnh: BBC
Người dân Ai Cập xếp hàng để bỏ phiếu hôm 28-11. Ảnh: BBC
TP - Ngày 28-11, cử tri Ai Cập đi bầu quốc hội đầu tiên từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền, nhưng nhiều người bối rối trước đường hướng phát triển đất nước những năm tới.

> Quân đội Ai Cập ngăn chặn gây rối bầu cử
> Ai Cập: Cựu thủ tướng trở lại, phản đối không dừng

Người dân Ai Cập xếp hàng để bỏ phiếu hôm 28-11. Ảnh: BBC
Người dân Ai Cập xếp hàng để bỏ phiếu hôm 28-11. Ảnh: BBC.

Bầu cử diễn ra khi lực lượng biểu tình vẫn xô xát với cảnh sát trên đường phố lớn ở thủ đô Cairo. Đây là cuộc bầu cử hạ viện với 498 ghế được bầu trong ba giai đoạn và dự kiến hoàn tất trong tháng 1 năm tới. Sau đó, cuộc bầu cử thượng viện với 390 ghế sẽ được tiến hành rồi kết thúc vào tháng 3-2012. Cuộc bầu cử hôm 28-11 diễn ra tại 9 tỉnh, thành phố lớn với số dân chiếm 24% của tổng dân số 85 triệu người.

Từ sáng sớm, nhiều cử tri đã xếp hàng dài chờ đến lượt mình bỏ phiếu - một việc làm hiếm thấy trước đây. Khối chính trị mang tên Anh em Hồi giáo là nhóm lớn nhất và được tổ chức chặt chẽ nhất và khối Liên minh Hồi giáo được chờ đợi giành được nhiều ghế trong quốc hội.

Cuộc tổng tuyển cử lần này bị ngăn trở bằng những đợt hỗn loạn đường phố. Những người biểu tình đòi nhà cầm quyền quân sự Hussein Tantawi và hội đồng tướng lĩnh của ông phải từ chức ngay lập tức. Sau 9 ngày biểu tình liên tục dẫn đến đụng độ cảnh sát, hơn 40 người thiệt mạng.

Tướng Tantawi và các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội hứa trước cử tri rằng, cuộc bầu cử lần này được đảm bảo là trong sạch. Theo lệnh của ông, một lực lượng quân đội và cảnh sát đã được triển khai để bảo vệ hàng ngàn khu vực bầu cử. Nhà cầm quyền quân sự Ai Cập cấm quan sát viên quốc tế đến giám sát bầu cử, bất chấp các tổ chức quốc tế đã cử nhiều quan sát viên tới nước này.

Đ.P
Theo AP, BBC

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG