2.700 tỷ đồng di dân khỏi 'vùng lõi' di tích Kinh thành Huế

Hơn 4.000 hộ dân sống trên khu vực I di tích Kinh thành Huế sẽ được di dời tái định cư.
Hơn 4.000 hộ dân sống trên khu vực I di tích Kinh thành Huế sẽ được di dời tái định cư.
Ngày 7/12, HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế thông qua Nghị quyết về Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế.

Đề án này được thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2019 đến 2021 triển khai di dời các hộ dân trong phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm: Tường thành, các eo bầu, hộ thành hào… với hơn 2.900 hộ. Giai đoạn 2, từ năm 2022 đến 2025 di dời hơn 1.200 hộ dân ở các khu vực còn lại.

Tổng kinh phí di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế khoảng 2.700 tỷ đồng. Phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Dự kiến, kinh phí thực hiện từ nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ; một phần từ nguồn thu bán vé tham quan di tích giai đoạn 2019 đến 2021 và các nguồn huy động khác.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, phần lớn bà con sống trên khu vực 1 Kinh thành thuộc hộ cận nghèo, một số hộ nghèo, chủ yếu lao động phổ thông. Do đó, một số phương án là tạo việc làm, tạo sinh kế cho người dân trên cơ sở những nghề nghiệp họ đang có. Một số đất trên thượng thành sau khi thu hồi có thể xây dựng phương án để trồng hoa, trồng cây cảnh để bà con có thể tiếp tục tham gia.

"Ngoài ra, đào tạo nghề để người dân có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất. Tỉnh tạo mọi điều kiện để người dân sớm ổn định trên mảnh đất họ di dời đến" - ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Theo Theo VOV
MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.