Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Sau 13 năm khiếu nại, nông dân mất ruộng có cơ hội nhận đất ở

Diện tích đất của người dân bị thu hồi đang thực hiện Dự án thành phần Hạ tầng kỹ thuật khu Đề pô (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Diện tích đất của người dân bị thu hồi đang thực hiện Dự án thành phần Hạ tầng kỹ thuật khu Đề pô (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
TPO - Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội liên quan đến khiếu nại kéo dài của các hộ nông dân mất đất cho dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Tổng cục Quản lý Đất đai khẳng định, trong giai đoạn giải phóng mặt bằng với các hộ dân này, Chính phủ đã ban hành quy định, nông dân mất trên 30% đất nông nghiệp được cấp đất dịch vụ hoặc đất ở. Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội chậm triển khai nên người dân không được nhận đất dịch vụ hoặc đất ở.

Ông Nguyễn Khắc Kiên, người đại diện cho 135 hộ nông dân khiếu nại tại xã Tây Tựu (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông vừa nhận được văn bản Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) về nội dung ông và người dân khiếu nại. Ông Kiên cho biết, sau hơn 13 năm chật vật khiếu nại, đây là văn bản trả lời rõ ràng, thấu đáo nhất.

Văn bản của Tổng cục Quản lý đất đai nêu, 135 hộ gia đình nông dân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong khoảng thời gian 2006-2007 để phục vụ việc xây dựng khu Đề pô (ga đầu mối) cho dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Trong giai đoạn này, Nghị định 17/2006/NĐ-CP (quy định sửa đổi, bổ sung về đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi đất) đã quy định cụ thể về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng việc giao đất để làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ cho các hộ nông dân mất trên 30% đất nông nghiệp. Sau đó, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (quy định sửa đổi, bổ sung về đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất) cũng đã có quy định cụ thể về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng việc giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp.

Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Sau 13 năm khiếu nại, nông dân mất ruộng có cơ hội nhận đất ở ảnh 1 Diện tích đất của người dân bị thu hồi đang thực hiện Dự án thành phần Hạ tầng kỹ thuật khu Đề pô (Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Tuy nhiên, việc hỗ trợ nông dân ổn định cuộc sống bằng đất ở hoặc đất dịch vụ nêu trên chậm được UBND TP Hà Nội cụ thể hoá khiến cho 135 hộ dân không được hỗ trợ theo hình thức này. Cụ thể, ngày 09/6/2008, UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định số 33/2008/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện nội dung trên với nội dung: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao thì được giải quyết bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở căn hộ chung cư cao tầng hoặc bằng tiền theo quy định”. 

“Như vậy, chính sách giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp tại Hà Nội được thực hiện kể từ ngày 01/01/2008, chậm hơn so với hiệu lực thi hành của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP là 6 tháng” – Tổng cục Quản lý đất đai nêu. 

Chính vì vậy, người dân không được nhận đất ở hay đất dịch vụ mà chỉ được nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng tiền là 25.000 đồng/m2. Đây là lý do 135 hộ dân khiếu nại kéo dài.

Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đề xuất hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 5 lần giá đất nông nghiệp theo Điều 22 Nghị định 69/2009/NĐ-CP (Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư). Tuy nhiên, trong văn bản trả lời nêu trên, Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, giải pháp này là không đúng thời điểm diễn ra việc thu hồi đất nên không thể áp dụng.

Về quan điểm giải quyết, Tổng cục Quản lý đất đai đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát, giải quyết khoản hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho 135 hộ gia đình theo đúng chính sách, pháp luật tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tức là hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các nông dân trên bằng đất dịch vụ hoặc đất ở. 

“Do quỹ đất ở, đất dịch vụ của địa phương không có, đến nay vẫn không được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, vì vậy Tổng cục Quản lý đất đai thống nhất với phương án giải quyết khoản hỗ trợ này bằng tiền”, văn bản nêu.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Kiên cho hay, suốt nhiều năm qua, ông và người dân gõ của rất nhiều cơ quan chức năng, cơ quan báo chí (trong đó có Tiền Phong) để đòi đúng chính sách mà người dân được hưởng. “Đến nay, mọi thứ đã rõ ràng, chúng tôi mong muốn UBND TP Hà Nội sớm có phương án cụ thể để giải quyết vấn đề này” - ông Kiên nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.