San bạt núi đồi đe dọa hồ cấp nước sinh hoạt của TP Đà Lạt

TPO - Bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Lâm Đồng, một số đối tượng vẫn tiến hành lấn chiếm đất, san gạt núi đồi, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lòng hồ Đan Kia - Suối Vàng, nguồn cung của 2 nhà máy cung cấp nước sạch cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Ngày 3/10, tại khu vực hồ Đan Kia - Suối Vàng (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), PV ghi nhận một khu đất khoảng 5.000m2 (gần khu vực Nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng) vừa mới san gạt bằng phương tiện cơ giới (máy múc) để lập vườn sản xuất. Một phần đất san ủi tràn xuống hồ nước, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lòng hồ. 

San bạt núi đồi đe dọa hồ cấp nước sinh hoạt của TP Đà Lạt ảnh 1  Đất tràn xuống hồ

Cách thửa đất này khoảng 400m, một khu đồi rộng hàng ngàn mét vuông cạnh mép hồ cũng vừa bị san ủi thành 6 bậc thang, đẩy một lượng lớn đất xuống lòng hồ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan hồ Suối Vàng.  

Hành vi san gạt đất trên còn vi phạm quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc yêu cầu ngừng san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương cho biết, địa phương đã nhiều lần ra quân xử lý tình trạng san ủi đất trái phép bằng biện pháp dừng thi công, tịch thu phương tiện, phạt tiền nhưng  vi phạm vẫn tái diễn.

San bạt núi đồi đe dọa hồ cấp nước sinh hoạt của TP Đà Lạt ảnh 2 Việc sản xuất nông nghiệp khiến lòng hồ bị thu hẹp

Nguyên nhân khiến cho việc xử lý vi phạm chưa triệt để là do công tác quản lý chồng chéo, sự phối hợp giữa các cơ quan chưa hiệu quả. Hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện do VQG BiDoup-Núi Bà quản lý về rừng, UBND huyện Lạc Dương quản lý về đất đai, Sở NN&PTNT quản lý mặt nước. Nhiều năm qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch trái phép đã xâm phạm hành lang an toàn, làm cho nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm.

Hồ Đan Kia - Suối Vàng với trữ lượng khoảng 20 triệu m3 là công trình đa mục tiêu, có tầm quan trọng trong việc cung cấp nước cho thủy điện, nước tưới cho nông nghiệp và là nguồn cung cho hai nhà máy sản xuất nước sinh hoạt.

Tình trạng san lấp, khai phá đất đai trong nhiều năm qua cùng với lượng rác thải nông nghiệp và rác thải sinh hoạt tràn xuống hồ đang khiến hồ có hiện tượng ô nhiễm. Diện tích khá lớn lòng hồ bị bồi lấp khiến lượng nước trong hồ giảm hàng triệu mét khối so với trước đây.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.