1001 thắc mắc: Vì sao nói bạch tuộc có khả năng ngụy trang hoàn hảo?

1001 thắc mắc: Vì sao nói bạch tuộc có khả năng ngụy trang hoàn hảo?
TPO - Bạch tuộc là động vật rất thông minh có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh. 

Vì sao bạch tuộc có 3 tim, 9 óc mà vẫn chóng mệt?

Hai trái tim của bạch tuộc chuyên bơm máu tới hai mang (cơ quan hô hấp), còn trái tim thứ ba đẩy máu tới các cơ quan khác. Khi bạch tuộc bơi, trái tim thứ ba ngừng đập nên đây là lý do tại sao bạch tuộc thích bò hơn là bơi (bơi chóng mệt hơn).

Bạch tuộc có tới 9 bộ óc, gồm 1 não chính là nơi phân tích và đưa ra mọi quyết định và 8 não phụ ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Các não phụ này tiền xử lý mọi thông tin mà xúc tu thu nhận được.

Có tới 2/3 neuron thần kinh của bạch tuộc nằm ở 8 cánh tay – nơi chúng có thể độc lập tìm ra cách mở một con sò để ăn thịt, trong khi não chính đang bận làm việc khác.

Máu người màu đỏ vì có các hemoglobin chứa sắt để vận chuyển oxy tới các tế bào. Trong khi đó, bạch tuộc sử dụng các cyanoglobin chứa đồng, cũng để vận chuyển oxy tới các tế bào, nhưng kém hiệu quả hơn. Điều này khiến bạch tuộc không “máu chó”, không có sức chiến đấu, sức chịu đựng dẻo dai như nhiều người thường nghĩ.  

Bạch tuộc thường bị thu hút bởi các đồ vật sáng bóng hoặc chúng chưa từng nhìn thấy trước đó. Chúng có thể chơi với vịt cao su, đồ chơi LEGO, thậm chí camera của thợ lặn.

Máu của bạch tuộc màu gì, chúng bị điếc không?

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.

 Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.

Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.

Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.

Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Bạch tuộc chủ yếu bơi hay bò?

Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.

Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.

Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.

Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.

Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò.

Những loài động vật sở hữu trái tim "kì quặc" nhất quả đất

Gián: trái tim không làm nhiệm vụ

Giống như các loài côn trùng khác, gián có hệ thống tuần hoàn máu đặc biệt khi máu không phải lúc nào cũng chảy đầy trong tất cả các mạch mà chỉ xoay quanh 12 đến 13 đường chính. 

Các xoang sống lưng, bộ phận nằm trên đỉnh thân của gián giúp chuyển máu đã hấp thụ oxy đến các ngăn của tim. Tuy nhiên, trái tim ở đây lại không làm nhiệm vụ luân chuyển máu đi khắp cơ thể như tim ở các loài vật khác.

Đó là bởi gián và các loài côn trùng khác hô hấp thông qua các lỗ khí trên cơ thể thay vì phổi, vì vậy nên máu cũng không cần làm nhiệm vụ mang oxy từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra, theo chuyên gia Don Moore III tại Vườn thú Quốc gia Smithsonian, tim gián có chung nhịp đập với tim con người.

Giun đất dùng tim "fake" 

Giun đất vốn là loài động vật không có tim nhưng chúng lại có tới năm bộ phận được gọi là "tim giả" bao quanh thực quản. Những tim giả này không làm nhiệm vụ bơm máu mà chỉ thực hiện việc co bóp các mạch máu để giúp tuần hoàn máu diễn ra. Ngoài ra giun cũng không hề có phổi và chúng hấp thu oxy thông qua lớp da ẩm của mình. 

Giun đất có máu màu đỏ bởi chúng chứa hemoglobin, chất protein luôn mang theo oxy. Tuy nhiên, khác với loài người là chúng có hệ thống tuần hoàn mở nên hemoglobin chỉ trôi dạt giữa những chất còn lại chứ không được hấp thu hay chuyển hóa.

MỚI - NÓNG